Hotline 24/7
08983-08983

AloBacsi ơi, sau khi giảm cân cháu mắc chứng cuồng ăn?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Cháu hiện đang là sinh viên, 20 tuổi, cao 160 cm và cân nặng 52kg. Trước đây, cháu có một thời gian nhịn ăn để giảm cân và đã xuống được mức cân nặng là 45kg. Nhưng sau đó, do nhịn ăn thời gian dài nên cơ thể bị thiếu chất và cháu đã mắc phải chứng cuồng ăn. Cháu ăn rất nhiều, gấp 3-4 lần người bình thường, đặc biệt là những khi cháu ở một mình. Thường là vào ban đêm. Sau đó vì thấy mặc cảm và lo sợ tăng cân mập lên nên cháu đã tự gây nôn hoặc lao vào tập luyện để thải bớt năng lượng nạp vào. Sau khoảng 1 năm, cân nặng vẫn duy trì nhưng hiện giờ cháu vẫn còn ăn nhiều nhưng lại không tập nữa và hầu như ít nôn lại. Do đó cân nặng tăng rất nhiều. Cháu rất lo sợ cứ đà này mình sẽ mập lên thì chết mất. BS có cách nào giúp cháu ăn uống điều độ lại không ạ? Cháu hay có xu hướng mỗi ngày chỉ ăn một bữa nhưng lại ăn rất rất nhiều ấy ạ. Chính vì ăn nhiều vậy nên cháu cũng giảm dần tương tác xã hội, xa lánh mọi người và trở nên lười nhác hơn. BS làm ơn cứu cháu với, cháu phải khổ sở gần 2 năm rồi ạ. (Ng. Lam - lam…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em Lam thân mến,

BS rất mừng vì em đã tự nhận ra được những bất thường của bản thân và tìm đến sự giúp đỡ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy em sẽ có động lực để thay đổi.

Tình trạng của em không phải là hiếm và có tên gọi là chứng cuồng ăn, là một nhóm các triệu chứng bao gồm ăn uống vô độ, tự làm mình nôn mửa, ăn kiêng, ăn lén lút, nhịn ăn, đau dạ dày, sâu răng và cảm thấy yếu nhược…

Về mặt tâm lý, người bệnh có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và buồn bã sau khi ăn. Những người có tiền sử bị béo phì, trầm cảm hoặc bị ám ảnh bởi vẻ ngoài thon gọn có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Em cần biết đây là một bệnh lý có thể gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe về lâu về dài, chứ không chỉ là nhất thời. Vì đây là vấn đề tâm lý nên cần sự mạnh mẽ đối mặt và có sự hỗ trợ của người thân xung quanh.

Em có thể gặp BS dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống rõ ràng, nhiều bữa kết hợp với tập luyện thể dục thể thao, đọc sách báo và giải trí lành mạnh để giảm bớt cảm xúc tiêu cực.

Nếu vẫn không thể cải thiện tình hình em có thể nhờ đến sự hỗ trợ của BS tâm thần kinh để kê toa thuốc khi cần, em nhé!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X