Hotline 24/7
08983-08983

AloBacsi ơi, chữa sùi mào gà bằng đốt laser có hiệu quả?

Câu hỏi

Kính thưa bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi, đã lập gia đình khoảng 1 năm. Gần đây em có phát hiện âm đạo mọc một số nốt sùi, em và chồng em đã đi khám phụ khoa. Bác sĩ kết luận em bị sùi mào gà, còn chồng em chưa có dấu hiệu phát bệnh. Bác sĩ đã điều trị cho em bằng phương pháp đốt laser và kê cho em đơn thuốc gồm: - Thuốc kháng sinh Xpoxime 200mg x 20 viên - Thuốc sát trùng Betaclin để bôi trực tiếp vào vết sùi đã đốt. Thưa bác sĩ, em chưa đốt laser bao giờ. Bác sĩ khám cho em nói lần đầu đốt nên chi phí hơi đắt và lấy của em phí đốt là 4 triệu. Em muốn hỏi AloBacsi là em chữa sùi mào gà bằng đốt laser vậy có hiệu quả không? Chi phí cho một lần đốt như vậy có đắt quá không? Vì em lo đốt một lần chưa khỏi ngay được. Bác sĩ chỉ đốt laser thôi mà không kê kèm thuốc bôi ngoài thì em có cần mua thêm thuốc bôi ngoài không ạ? Chồng em chưa có dấu hiệu phát bệnh thì có cần chữa trị không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Pham Hai - hai…@gmail.com)

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phạm Hai thân mến,

Sùi mào gà gây ra do virus sinh u nhú HPV (Human papilloma virus), virus này sau khi lây nhiễm thường trốn trong tế bào và chờ cơ hội gây tăng sinh tế bào bất thường. Việc đốt bằng laser chỉ điều trị các sang thương nhìn thấy được bằng mắt thường chứ không tiêu diệt được hoàn toàn virus gây bệnh, do đó quá trình điều trị phải lặp đi lặp lại bởi sự tái phát các sang thương sùi.

Trường hợp có nhiễm virus nhưng không có sang thương chỉ cần theo dõi mà không cần điều trị. Ngoài laser, các phương pháp khác có thể được áp dụng điều trị như chấm nitơ lỏng, chấm AT, chấm Podophyllin,…


Chi phí 1 lần đốt laser điều trị sùi mào gà phụ thuộc vào số lượng sang thương cũng như giá cả tại mỗi phòng khám khác nhau.


Nhân đây, cũng nhắc bạn "bệnh khó chịu" này rất hay lây qua các vật dụng công cộng (tiền, tay nắm cửa...).


Sau khi vệ sinh cá nhân, bạn phải rửa tay thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây cho người thân trong gia đình.


Sau này, khi hết bệnh, bạn cũng nên cẩn thận kẻo bị tái phát. Ví dụ, nếu tay bạn bị trầy xước mà cầm phải vật do người có bệnh vừa cầm thì bạn rất có thể mắc lại bệnh này.


Do đó, biện pháp bảo vệ tốt nhất là thường xuyên rửa tay thật sạch và băng kín vết thương (nếu có).



AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X