Hotline 24/7
08983-08983

Ai "không" được ăn đường, đồ ngọt?

Ăn nhiều đường công nghiệp được coi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, nhưng khoa học cho rằng chỉ riêng tỷ lệ sâu răng, béo phì cao đã đủ để thay đổi cách ăn uống.

Mỗi muỗng cà phê đường chứa 16 calo, nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Lượng calo do đường đưa đến có thể khiến bạn có nguy cơ béo phì, tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, dân số tiêu thụ thêm 150 calo từ đường, tỉ lệ béo phì sẽ tăng lên 1,1%.

Những người ăn trung bình hơn 22 muỗng cà phê đường - gấp 3 lần mức nên ăn - dễ bị các nguy cơ như béo phì, tiểu đường, bệnh tim. Nhưng đường có trong rất nhiều thực phẩm, giúp thực phẩm ngon miệng.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đã khẳng định, tiểu đường và các bệnh tim mạch có liên quan mật thiết với nhau: Đau tim và đột quỵ chính là 2 nguyên nhân đầu bảng dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, chiếm tới 65% các ca tử vong. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ chỉ nên dùng 20 gram đường mỗi ngày bên cạnh 36 gram ở đàn ông và 12 gram ở trẻ em. Tuy nhiên, hạn mức này bao gồm lượng đường có trong tất cả các loại thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày, tức là nếu đã lỡ cho bé uống 1 lon nước giải khát chứa 12 gram đường, hãy cố gắng đừng để bé ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm có đường nào khác, kể cả bánh mỳ.

Có đến 35% dân số mắc bệnh sâu răng và gần 20% người lớn bị béo phì. Tỉ lệ đường công nghiệp mà thanh thiếu niên và người lớn ở thành phố tiêu thụ nhiều hơn hai lần so với ở nông thôn - 12,3% so với 5,9%.

Đối với nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em thiếu chiều cao và cân nặng, đường sẽ chiếm chỗ của thức ăn chứa protein

Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.
Các nghiên cứu khác cho thấy đường có liên hệ với bệnh tim mạch. Đường làm rối loạn glucose trong máu, khiến chúng tăng mạnh rồi giảm nhanh đột ngột, khiến bạn bị choáng, đau đầu, cáu kỉnh...

Tuy nhiên, không nên bỏ đường hoàn toàn vì cơ thể chúng ta đã quen với đường, bỏ đường hoàn toàn có thể dẫn tới các triệu chứng rối loạn như đau đầu, lo lắng, thay đổi tâm trạng...

Tốt hơn bạn nên giảm đường từ từ, để cơ thể có thời gian thích ứng. Nên giảm loại đường nào: Bạn nên giảm dùng loại đường trắng tinh chế, có trong cà phê hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

Mạch máu hấp thu loại đường đơn giản này rất nhanh, khiến glusose và insulin tăng vọt. Đường tinh chế cũng có mặt trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Nhà sản xuất gọi nó là đường mía, sirô ngô, hoặc các loại tên gọi khác. Và dù chúng không được chế biến như đường trắng, tác hại là như nhau.

Theo B.T - Lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X