Hotline 24/7
08983-08983

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường có thể xuất hiện từ từ, thường là khi bạn trên 40 tuổi. Các dấu hiệu của nó có thể không rõ ràng thậm chí không có dấu hiệu nào. Bạn có thể mất đến 10 năm trước khi phát hiện ra mình mắc bệnh. Vậy những người nào có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường?

Những người có nguy cơ mắc đái tháo đường

Đái tháo đường là tình trạng làm suy yếu khả năng ổn định đường huyết của cơ thể. Nếu không được kiểm soát cẩn thận và liên tục, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến sự tích tụ đường trong máu, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh thận,....

Đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường cao như:

- Những người trên 40 tuổi

- Tiền sử gia đình bạn có người mắc bệnh này.

- Người châu Á có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn những người châu lục khác.

- Người bị tăng huyết áp.

- Người thừa cân, đặc biệt là béo bụng.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn như:

Hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn và các bệnh khác như bệnh tim mạch và ung thư.

Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là một loại bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai, thường là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ trong thời kỳ này cần kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh và duy trì vận động để giảm nguy cơ đái tháo đường.

Hội chứng buồng trứng đa năng

Hội chứng buồng trứng đa năng là tình trạng ảnh hưởng đến buồn trứng của phụ nữ. Khi bị bệnh, các nang trứng không thể trở thành trứng có thể được thụ tinh. Những nang này có thể trở thành u nang. Tình trạng này liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng nồng độ insulin trong máu.

Tình trạng sức khỏe tâm thần

Một số tình trạng sức khỏe tâm thần cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm.

Lười vận động

Ít vận động có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Lối sống ít vận động bao gồm ngồi làm việc quá lâu mà không đứng dậy, ngồi hoặc nằm xem tivi, chơi điện tử quá nhiều,… Bạn nên thay đổi thói quen ngồi quá lâu bằng một số hoạt động nhẹ như đi bộ, vươn vai hoặc một số bài tập ngay tại chỗ.

Rượu bia

Những người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường

Uống quá nhiều rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, đặc biệt là ung thư.

Rối loạn giấc ngủ

Không ngủ đủ giấc, giấc ngủ gián đoạn hay ngủ quá nhiều dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Tại thời điểm hiện tại, không có cách loại trừ hoàn toàn bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên bạn có thể làm chậm lại quá trình đái tháo đường type 2 bằng cách kiểm soát đường huyết ổn định với lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể thao. Ăn các thực phẩm ít chất béo bão hòa, tăng cường rau xanh, hoa quả.

Theo Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X