Hotline 24/7
08983-08983

93% trẻ em thế giới dưới 15 tuổi hít thở không khí ô nhiễm

Thông tin được đưa ra trước Hội nghị toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm không khí do tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức lần đầu tiên, diễn ra tại Geneva từ 30/10 – 1/11.

Thông tin được đưa ra trước Hội nghị toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm không khí do tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức lần đầu tiên, diễn ra tại Geneva từ 30/10 – 1/11.Trẻ em tại Lahore (Pakistan) đến trường trong bầu không khí ô nhiễm tệ hại

TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, lên tiếng: “Không khí ô nhiễm đang đầu độc hàng triệu trẻ em và phá hủy cuộc sống chúng. Không thể chấp nhận điều này. Mỗi đứa trẻ cần được hít thở không khí sạch để có thể phát triển toàn diện”.

WHO ước tính, không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên thế giới, khiến 7 triệu người chết hàng năm. Tại đa số thành phố, không khí ô nhiễm đã vượt mức Chất lượng không khí của WHO khuyến cáo, trong khi ô nhiễm không khí trong nhà lại là kẻ giết người hàng đầu ở những căn nhà thành phố hay ngoại ô nghèo nàn.

Một lý do tại sao trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí là do chúng hít thở nhanh hơn người lớn, vì thế hấp thu nhiều chất độc hơn. Mặc khác, chúng cũng sống gần mặt đất hơn, nơi một số chất ô nhiễm đạt đến nồng độ đỉnh, ở giai đoạn mà bộ não và cơ thể chúng vẫn đang phát triển.

TS Maria Neira, giám đốc bộ phận Các yếu tố xã hội, môi trường và sức khỏe công cộng của WHO, nói: “Ô nhiễm không khí khiến bộ não trẻ em còi cọc, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng theo nhiều cách hơn chúng ta nghi ngờ”.

Thật vậy, các bằng chứng do WHO trích dẫn cho thấy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển vận động và tâm thần, làm tổn thương chức năng phổi của trẻ em và khiến gần như 1 trong 10 trẻ  em dưới 5 tuổi tử vong.

Ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình, 98% trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc với thành phần PM 2.5 trên chuẩn chất lượng không khí của WHO, trong khi đó con số này ở những quốc gia thu nhập cao là 52%.

Để giải quyết vấn nạn này, theo TS Neira, WHO cổ vũ việc thực hiện những chính sách sức khỏe khôn ngoan như tăng cường chuyển đổi sang  nấu nướng sạch, sử dụng công nghệ và chất đốt thân thiện, thúc đẩy sử dụng việc vận chuyển sạch hơn, quy  hoạch thành phố và nhà cửa hiệu quả về năng lượng.

Bà nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị cơ sở cho thế hệ năng lượng phát thải thấp, những giải pháp công nghệ an toàn hơn và quản lý tốt hơn chất thải đô thị”.

Theo Tâm An - Thế giới hội nhập

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X