Hotline 24/7
08983-08983

9 lợi ích "vàng" đối với sức khỏe của vitamin B

Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với hoặt động chức năng của cơ thể, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Có nhiều loại vitamin và mỗi loại có vai trò khác nhau trong cơ thể. Thực phẩm là nguồn bổ sung vitamin chính do cơ thể không thể tự sản xuất vitamin. Vitamin B là một trong nhũng loại vitamin thiết yếu của cơ thể.

Vitamin B là một trong nhũng loại vitamin thiết yếu của cơ thể.
Vitamin B là một trong nhũng loại vitamin thiết yếu của cơ thể.

Bệnh ung thư vú có thể chữa khỏi được nhưng hoàn toàn có khả năng tái bệnh. Các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể, khiến cho bệnh nhân dễ mắc bệnh. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn tránh xa căn bệnh nguy hiểm này:

Vitamin B có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B7, vitamin B9 và vitamin B12. Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc. Vitamin B là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hoạt động điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein. Các nguồn cung cấp vitamin B tốt nhất là rau, hoa quả, thịt và cá. Dưới đây là những lợi ích của vitamin B đối với sức khỏe:

1. Giảm nguy cơ đột quỵ 

Vitamin B đóng một vai trò trong sự trao đổi chất và duy trì da, tóc khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ ượng vitamin B thiết yếu giúp giảm tỷ lệ đột quỵ. Đột quỵ là tình trạng cục máu đông ngăn dòng máu chảy vào não. Bổ sung vitamin B từ thực phẩm hoặc các loại thuốc bổ sung giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ.

2. Vitamin B1 Ngăn chặn bệnh tê phù Beriberi 

Thiếu hụt vitamin B1 (thiamine) gây ra bệnh tê phù beriberi - một căn bệnh ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Những người bị suy dinh dưỡng hoặc uống quá nhiều rượu thường có nguy cơ mắc bệnh beriberi cao. Vitamin B1 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như yến mạch, sữa khô, cam, quả hạch, trứng, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu,…. Đối với phụ nữ, lượng vitamin B1 được khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg và nam giới là 1,2 mg/ngày. Vitamin B1 cũng giúp tăng tuần hoàn máu.

3. Vitamin B2 tăng cường hệ thống miễn dịch 

Nhu cầu vitamin B2 hoặc riboflavin cần thiết của cơ thể là 1,3 mg mỗi ngày ở cả nam và nữ. Các nguồn vitamin B2 tự nhiên là các loại hạt, sản phẩm từ sữa, thịt và rau xanh. Vitamin B2 giữ cho làn da, tế bào máu và niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh. Theo National Institutes of Health, vitamin B2 có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, đục thủy tinh thể và mụn trứng cá.

4. Vitamin B3 cung cấp năng lượng

Vitamin B3 còn được gọi là niacin giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Phụ nữ cần 14 mg và nam giới cần 16 mg vitamin B3 mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin B bao gồm các loại đậu, quả hạch, sữa, cá, bánh mì và thịt nạc. Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây ra chứng mất trí, tiêu chảy và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

5. Vitamin B5 thành phần quan trọng của hormon

Vitamin B5 hoặc axit pantothenic được tìm thấy trong các loại rau họ cải bắp như cải xoăn và bông cải xanh. Vitamin B5 cũng được tìm thấy trong khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa,…. Vitamin B5 giúp sản xuất kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng. Vitamin B5 bổ sung nước cho da, giúp da khỏe mạnh hơn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.

6. Vitamin B6 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 

Theo National Institutes of Health, nhu cầu vitamin B6 cần thiết hàng ngày là 1,3 mcg đối với người lớn. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm chuối, đậu, cà rốt, phô mai, thịt gà, đậu lăng, gạo lức, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm, rau bina và cá hồi. Vitamin B6 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

7. Vitamin B12 để ngăn ngừa bệnh thiếu máu 

Người trưởng thành cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật không chứa vitamin B12, vì vậy người ăn chay có thể bị thiếu hụt loại vitamin này. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên là cá và các sản phẩm từ thịt, men dinh dưỡng và ngũ cốc. Vitamin B12 giúp các tế bào máu và các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.

8. Axít folic- cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển 

Vitamin B9, còn được gọi là axit folic hoặc folic, giúp tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Theo National Institute of Health, người trưởng thành nên bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày. Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và đậu.

9. Vitamin B giúp tăng trưởng tóc 

Nếu bạn đang bị rụng tóc, các loại thực phẩm giàu vitamin B nên là một phần của chế độ ăn hàng ngày của bạn. Vitamin B kích thích tăng trưởng tóc bằng cách cải thiện tuần hoàn máu ở da đầu.

Theo nghiên cứu mới đây của trường Đại học Y tế Công cộng Michigan, Mỹ, việc thiếu hụt sắt và vitamin B12 có thể khiến các bé trai trở nên hung hăng hơn. Được biết, để có thể đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm với quy mô trên 3.200 trẻ em.

Vitamin B6 (pyridoxin) thuộc nhóm vitamin B, được phát hiện vào năm 1930 đến nay đã 85 năm, các công trình nghiên cứu về vitamin B6 được thực hiện cho ta thấy nhiều tác dụng quý của vitamin B6.

Chúng ta đều biết vitamin không sinh ra năng lượng cho cơ thể, song lại là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho hoạt động sống của cơ thể, là chất xúc tác giúp thực hiện các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể.

Theo Giang Vũ - Tiền phong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X