Hotline 24/7
08983-08983

9 dấu hiệu nhận biết nhồi máu tim trước khi xảy ra vài tuần đến vài tháng

Nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. May mắn là bạn có thể tự cứu mình bằng cách nắm rõ 9 dấu hiệu cảnh báo sớm từ trước khi cơn nhồi máu tim xảy ra từ vài ngày, vài tuần hay nhiều tháng trước đó.

Sống sót sau nhồi máu cơ tim năm 2008, nữ phóng viên Y tế Carolyn Thomas làm việc tại Hiệp hội Chăm sóc và Giảm nhẹ bệnh tật Victoria, cho biết: hai tuần trước khi bị nhồi máu cơ tim, bà đã bị chẩn đoán sai về cơn đau thắt ngực là do trào ngược dạ dày. Sau khi rời bệnh viện về nhà, các triệu chứng đau nóng rát ngực lan tỏa xuống cánh tay trái kèm với buồn nôn, đổ mồ hôi mỗi ngày một trầm trọng lên, tới mức không thể chịu đựng được nữa, buộc bà phải nhập viện và lúc này mới được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim.

Nữ phóng viên cho biết, sống sót sau nhồi máu cơ tim, bà có cơ hội được tiếp cận một nghiên cứu về nhồi máu cơ tim của Tiến sĩ Jean McSweeney (Đại học Khoa học Y khoa Arkansas - Hoa Kỳ ) được công bố trên Tạp chí  học New England và mới biết: các dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim ở người trẻ, nhất là phụ nữ thường không điển hình nên khả năng bị chẩn đoán nhầm gấp 7 lần so với nam giới có cùng triệu chứng.

Từ kinh nghiệm của mình, cộng với kết quả nghiên cứu có sẵn trên 100 bệnh nhân sống sót sau nhồi máu cơ tim của Tiến sĩ Jean McSweeney, bà Carolyn Thomas đã bổ sung thêm và làm rõ hơn 9 dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim trước khi nó xảy ra vài giờ hoặc vài ngày hoặc nhiều tháng để giúp những người bệnh tim mạch vành có thể tự cứu mình. [1]

9 dấu hiệu bất thường cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Cơ thể thường cảnh báo về cơn nhồi máu cơ tim bằng rất nhiều dấu hiệu. 95% người sống sót sau cơn đau tim cho biết rằng họ cảm nhận được sự khác thường của cơ thể trước vài tuần, có khi vài tháng trước khi cơn nhồi máu xảy ra. Nhưng họ thường bỏ qua hoặc cho rằng nguyên nhân đến từ những căn bệnh khác cho đến khi cơn nhồi máu cơ tim ập đến.

Nếu bạn hay người thân nằm trong nhóm dễ bị nhồi máu cơ tim, hãy cẩn trọng với những dấu hiệu có thể dự đoán sớm cơn nhồi máu cơ tim.

Mệt mỏi bất thường

100% người bệnh gặp phải triệu chứng này từ rất sớm. Mệt mỏi, khó thở và kiệt sức xảy ra ngay khi người bệnh thức dậy hay làm những việc quen thuộc hằng ngày mà trước đây vẫn thực hiện được bình thường. Tình trạng này lặp đi lặp lại và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Riêng người có bệnh tim mạch, tiểu đường, tiền sử mỡ máu cao hoặc phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh phải hết sức thận trọng khi thấy dấu hiệu kể trên. Vì những người này có nguy cơ gặp cơn nhồi máu cơ tim rất cao.

Cảm giác mệt mỏi kiệt sức bất thường là dấu hiệu cảnh báo  nhồi máu cơ tim ai cũng từng gặp phải

Cảm thấy lo lắng

Tâm trạng lo lắng, hoảng loạn xảy ra một cách vô cớ, không có một nguyên nhân cụ thể nào. Càng đến gần ngày cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, lo lắng càng tăng lên và kèm theo cảm giác khó thở.

Đau, tê hoặc khó chịu ở cánh tay

86% người bệnh bị nhồi máu cơ tim sẽ gặp triệu chứng đau/ tê/ khó chịu vùng cánh tay trước đó. Đây thường là kết quả của việc cơn đau lan từ ngực lên trên cổ, hàm rồi sang cánh tay. Thế nhưng có nhiều người bệnh chỉ đau hoặc khó chịu ngực nhẹ, còn dấu hiệu đau tay lại rõ ràng hơn. Cơn au có thể kéo dài vài phút, hết rồi đau lại.

Buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng

Dấu hiệu này xuất hiện ở 71% người bệnh, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Nhiều người bệnh thường nhầm lẫn đây là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay các bệnh về dạ dày. Tuy nhiên, những bất thường về tim mạch cũng có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn. Ở nhiều người bệnh, khi cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, họ còn bị ợ nóng một cách trầm trọng, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn và nôn.

Đau hay khó chịu vùng ngực

Cơn đau thắt ngực, bóp nghẹt vùng ngực thường được coi là dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim. Nhưng trên thực tế triệu chứng này chỉ xảy ra ở 57% người bệnh. Đặc biệt rất nhiều phụ nữ nói rằng, họ không cảm thấy đau ngực khi có cơn nhồi máu cơ tim. Thay vào đó họ chỉ cảm thấy khó chịu ở vùng ngực, nghẹt thở, cảm giác ngực bị đè ép, nặng ngực, tê, hoặc bỏng rát...

Các triệu chứng này có thể xuất hiện không chỉ ở vùng ngực mà bất kỳ nơi nào từ cổ đến rốn, như hàm, cổ họng, vai, cổ, đầu, trái hoặc phải (hoặc cả hai) cánh tay. Nó không liên quan đến áp lực tâm lý hay vận động quá sức mà xảy ra bất thường. Triệu chứng đau ngực thường đi kèm với khó thở, đặc biệt là khi hít thở sâu.

43%  phụ nữ cảm thấy khó chịu ở ngực nhiều ngày trước khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim

Đau hàm

Đau hàm có thể đến từ các vấn đề về cơ bắp, cảm lạnh hoặc xoang. Nhưng nếu bạn bị đau hoặc khó chịu ở ngực lan ra cổ họng hoặc hàm, đây có thể là dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Bởi 43% cơn đau ngực của bệnh nhân gặp biến cố này lan lên phía trên hàm.

Đau lưng hay xương bả vai

Tương tự đau hàm, đây cũng là kết quả của cơn đau ngực lan toả. Tỷ lệ gặp phải triệu chứng này rơi vào khoảng 43%.

Chóng mặt, đau đầu

Xảy ra ở 43% người bệnh, chủ yếu là nữ giới. Người bệnh có thể đột ngột bị mất thăng bằng hoặc cảm thấy choáng váng trong giây lát. Nếu dấu hiệu này kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực hoặc khó thở, đó có thể là dự báo sớm cho một cơn nhồi máu cơ tim.

Rối loạn giấc ngủ

29% bệnh nhân bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc trước khi biến cố xảy ra.

Khó ngủ cũng là một dấu hiệu nhồi máu cơ tim nhưng ít gặp hơn

Không phải mọi người bệnh bị nhồi máu cơ tim đều gặp tất cả các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, có 5 dấu hiệu mà hầu hết người bệnh nhồi máu cơ tim cấp đều gặp phải là: mệt mỏi bất thường, khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, ở ngực, hàm/răng và khó thở. Các dấu hiệu này có thể đến và đi, sau đó xuất hiện với cường độ và mức độ dày đặc hơn khi cơn nhồi máu cơ tim đến gần.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng nhồi máu cơ tim khác không điển hình khác. Ví dụ như rối loạn thị giác, thay đổi nhận thức, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, tê và ngứa ran ở tay và cánh tay hay thậm chí là chán ăn.

Điều đáng nói là phụ nữ gặp nhiều triệu chứng cảnh báo hơn là nam giới. Họ ít có cơn đau ngực điển hình nhưng mệt mỏi, lo lắng và các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt lại diễn ra nhiều hơn nam giới. Có nhiều người còn nghĩ rằng mình bị bệnh cúm.

Quy tắc vàng trong xử trí nhồi máu cơ tim trong khi chờ xe cấp cứu

Người bệnh nhồi máu cơ tim dễ bị tử vong ngay trong giờ đầu tiên. Bởi vậy, việc biết cách xử trí để chạy đua với thời gian là yếu tố sống còn quyết định sinh mạng của người bệnh. Chỉ với một vài lưu ý cơ bản dưới đây, bạn có thể cứu sống chính mình hoặc giúp đỡ những người xung quanh.

Bạn là người bệnh

Hãy xử trí theo những bước sau đây:

-  Nghỉ ngơi tại chỗ, co gập đầu gối để chân nghiêng góc 75° so với mặt phẳng.

-  Gọi ngay 115 hoặc người thân đưa tới bệnh viện gần nhất.

-  Nếu cảm thấy ớn lạnh, vã mồ hôi lạnh, đừng thực hiện các biện pháp làm nóng như xoa dầu hay uống nước gừng.

-  Mở rộng cổ áo

-  Hít sâu thở chậm và giữ bình tĩnh

-  Không tự ý dùng thuốc trừ phi có chỉ định của bác sĩ: Một số thuốc giãn mạch như Nitroglycerin (dạng xịt hay đặt dưới lưỡi) có thể có lợi trong cấp cứu nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể sử dụng loại thuốc này. Ví dụ như bị nhồi máu cơ tim sau dưới, việc tự ý dùng thuốc giãn mạch sẽ làm tình trạng nhồi máu cơ tim nặng hơn. Việc nhai 1 viên Aspirin khi bị nhồi máu cơ tim cũng vậy. Bạn chỉ nên thực hiện khi có hướng dẫn hay chỉ định từ bác sĩ trước đó. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng các thuốc có thể ảnh hưởng đến tim mạch, thường gặp nhất là thuốc giảm đau.

Tuỳ thuộc vào mỗi tình huống có cách xử trí nhồi máu cơ tim khác nhau

Người xung quanh bị bệnh

Khi bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy cho họ nửa nằm nửa ngồi và giải tán đám đông để họ dễ thở hơn. Tiếp theo là nới lỏng quần áo và đắp chăn/áo khoác và trấn an người bệnh.

Nếu bệnh nhân đã té xỉu, bạn đặt họ nằm xuống một mặt phẳng, kê cao đầu và móc hết đờm dãi hay vật lạ trong miệng ra ngoài. Kế tiếp giúp người bệnh hô hấp nhân tạo bằng cách bịt mũi rồi thở vào miệng họ liên tục 2 hơi.

Tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực bằng cách để bệnh nhân trên mặt phẳng cứng, quỳ gối bên trái rồi chồng hai tay lên nhau và đặt ở vùng ngực giữa hai núm vú, nhấn thật sâu rồi nới lỏng tay. Làm đi làm lại khoảng 60 nhịp/phút.

Lưu ý rằng không được tự ý cho người bệnh nhồi máu cơ tim uống thuốc, ví dụ như thuốc giảm đau, xoa bóp hay uống nước gừng kể cả họ có vã mồ hôi lạnh.

Giải pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch nguy hiểm và dễ tái phát. Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh cũng phải đối mặt với nhiều di chứng về sức khỏe. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa sẽ là cách giúp bạn và người thân trong gia đình giảm rủi ro do nhồi máu cơ tim gây ra.

Bên cạnh một chế độ ăn, lối sống lành mạnh, hơn 10 năm qua, nhiều người bệnh tim mạch đã tin tưởng lựa chọn thêm các sản phẩm hỗ trợ như TPCN Ích Tâm Khang để tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam đã có nghiên cứu hiệu quả trên người bệnh thực một cách bài bản. Kết quả nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014 cho thấy, TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch.

Với sự đồng hành của TPCN Ích Tâm Khang, người bệnh tim mạch sẽ có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống một cách tốt hơn, trọn vẹn hơn.

Nhồi máu cơ tim là biến cố thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường; nhưng cũng không loại trừ khả năng bệnh xảy ra cấp tính ở người tưởng như khoẻ mạnh. Vì vậy, ngoài việc tích cực điều trị theo chỉ định, phòng ngừa bằng sản phẩm thảo dược cần phải có lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ chính bản thân mình.

BTV Thu Liên

Tham khảo:

https://myheartsisters.org/2018/03/18/can-early-warning-symptoms-predict-a-heart-attack/

https://myheartsisters.org/2010/09/11/what-is-causing-my-chest-pain/

https://www.webmd.com/heart-disease/features/never-ignore-symptoms

https://myheartsisters.org/2017/08/06/early-warning-signs-heart-attack/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X