Hotline 24/7
08983-08983

8 vitamine giúp cân bằng nội tiết khi mãn kinh

Mãn kinh là một giai đoạn không thể tránh khỏi trong cuộc đời của phụ nữ. Thực tế này gây nhiều bất lợi cho sức khỏe chị em.

Dưới đây là tầm quan trọng của những vitamine khác nhau, có thể giúp bạn cân bằng hormone trong giai đoạn này.

Dấu hiệu đầu tiên mà bạn gặp phải khi đến giai đoạn mãn kinh là kinh nguyệt diễn ra không đúng với lịch trình quen thuộc. Ban đầu, kinh nguyệt trở nên ít hơn và không xuất hiện thường xuyên đến khi bạn không còn thấy kinh nguyệt nữa. Ngoài ra, mãn kinh còn có biểu hiện như bốc hỏa, khó ngủ, giảm ham muốn và tâm trạng thất thường.

Những triệu chứng này là hệ quả của sự mất cân bằng nội tiết xảy ra trong cơ thể. Buồng trứng không sản xuất lượng estrogen và progesteron như trước. Các triệu chứng có thể nhẹ hay nặng hơn. Thực tế, mặc dù sinh lý của quá trình mãn kinh là như nhau nhưng mỗi phụ nữ sẽ có trải nghiệm khác nhau về các triệu chứng mãn kinh.
tmk4.jpg
Các loại trái cây và củ quả, tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh


Vitamine A: Mãn kinh làm tăng nguy cơ loãng xương cùng với những nguy cơ khác. Trong khi đó, vitamine A đóng vai trò lớn trong tăng cường sức mạnh của xương, mô mềm, da và răng. Vitamine A cũng giúp cải thiện thị lực và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamine A có nhiều trong rau, củ, nhất là rau, củ, quả có màu đỏ, vàng.

Vitamine B2: Còn gọi là riboflavin, vitamine B2 có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hệ miễn dịch, duy trì sự tăng trưởng và chuyển hóa bình thường. Khi thiếu vitamine B2, cơ thể sẽ tăng nguy cơ bị những vấn đề khác nhau ở hệ miễn dịch cũng như trầm cảm. Hấp thu vitamine B2 có thể giúp bạn vượt qua các triệu chứng trong thời gian mãn kinh. Vitamine này có nhiều trong thực phẩm là sữa, thịt, ngũ cốc và trứng.

Vitamine B6: Còn được gọi là pyridoxine, vitamine B6 cũng có một vai trò rất lớn trong đảm bảo các chức năng bình thường của hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng và làm giảm nguy cơ trầm cảm. Vitamine B6 có nhiều trong lúa mạch, khoai tây, cà chua, chuối, đậu, gà, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng, bơ, sữa...

Vitamine B7: Còn có tên là biotin, vitamine B7 có ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch cũng như tình trạng của tóc và da. Vitamine B7 còn có vai trò quan trọng duy trì mức cholesterol lành mạnh trong cơ thể.

Vitamine B9: Vitamine B9 hay acid folic có vai trò đặc biệt quan trọng trong sức khỏe của phụ nữ. Các nhà khoa học đã xác nhận rằng vitamine B9 không chỉ quan trọng trong duy trì cân bằng nội tiết mà còn làm giảm nguy cơ bệnh tim và cao huyết áp. Vitamine B9 có nhiều trong các loại rau lá có màu xanh đậm (súp lơ, rau cần, rau diếp); trái cây (cam, chuối tiêu); củ cải đường, các loại đậu; măng tây, gạo, trứng, cá, gan động vật (bò, lợn, gà), nấm.

Vitamine B12: Vitamine B12 có vai trò quan trọng trong duy trì chuyển hóa bình thường, ngăn ngừa giảm trí nhớ và trầm cảm. Vitamine này có nhiều trong trứng, thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa. Vitamine C: Vitamine C giúp tăng cường miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong sản sinh hồng cầu, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và thúc đẩy sự phát triển mô. Vitamine C có nhiều trong ổi, chanh, cam, bưởi, quýt...

Vitamine D: Cùng vitamine A, vitamine D sẽ giúp xương phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh và vững chắc, đồng thời ngăn ngừa loãng xương và các loại ung thư khác nhau. Vitamine D có nhiều trong ánh nắng mặt trời. Tuy các vitamine trên có nhiều tác dụng đến sức khỏe phụ nữ mãn kinh nhưng việc bổ sung những chất này chỉ là một trong nhiều cách hạn chế tác động của tình trạng trên. Do đó, ngoài việc bổ sung hợp lý các vitamine này, bạn nên thăm khám để được tư vấn và can thiệp từ bác sĩ.

Theo Nguyễn Thanh -Phụ nữ Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X