Hotline 24/7
08983-08983

8 thông tin cần biết về bệnh Alzheimer

Alzheimer là một trong những bệnh phổ biến nhất ở người cao tuổi. Nó không chỉ gây mất trí nhớ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, cản trở đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Alzheimer không thể đảo ngược 

Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất trí nhớ. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp. 

Tổn thương não do bệnh Alzheimer thường không thể đảo ngược

Bệnh Alzheimer tiến triển qua 5 giai đoạn

Giai đoạn đầu tiên của bệnh Alzheime hay còn gọi là giai đoạn tiền lâm sàng. Trong giai đoạn này, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, lúc này não của người bệnh đã có những thay đổi. 

Sau giai đoạn tiền lâm sàng (có thể kéo dài trong nhiều năm) người bệnh có thể bị suy giảm nhận thức rất nhẹ do bệnh Alzheimer. Họ có thể cảm thấy trí nhớ giảm sút, đặc biệt là hay quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa hoặc các vật dụng thường ngày khác. Nhưng các vấn đề này không biểu hiện rõ khi được thăm khám hoặc không biểu hiện trước mặt bạn bè, gia đình.

Người bệnh Alzheimer có thể quên vị trí để các vật dụng hàng ngày

Giai đoạn thứ 3 là suy giảm nhận thức ở mức nhẹ. Các triệu chứng suy giảm nhận thức thường rõ ràng và người bệnh có thể được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Tại thời điểm này, bệnh Alzheimer có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một người với các triệu chứng như mất trí nhớ ngắn hạn, gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, ra quyết định kém, thay đổi tâm trạng, làm mất hoặc thất lạc một vật có giá trị. 

Giai đoạn thứ 4 là suy giảm nhận thức ở mức vừa phải. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn. Người mắc bệnh Alzheimer ở mức độ này có thể quên đi những người thân yêu của mình, họ cũng không nhớ bản thân mình là ai. 

Giai đoạn cuối cùng là suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể không giao tiếp mạch lạc, ngay cả khi họ có thể nói được. Người bệnh ở giai đoạn này cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Họ cũng có thể mất khả năng mỉm cười, tự ngồi xuống và ngẩng cao đầu.

Người bệnh Alzheimer nặng thường gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày

Mất trí nhớ do tuổi tác khác với mất trí nhớ do bệnh Alzheimer

Đôi khi bạn hoàn toàn quên mất nơi bạn đặt đồ vật, tên của những người bạn không gặp thường xuyên. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như thiếu ngủ hoặc do tuổi tác. Sự khác biệt giữa chứng mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác và chứng mất trí do bệnh Alzheimer là trong quá trình lão hóa bình thường, hay quên, mất trí nhớ không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nó cũng ít tác động đến cuộc sống hàng ngày của bạn. 

Bệnh Alzheimer có thể di truyền

Bệnh Alzheimer khởi phát sớm ở độ tuổi 30 thường là do yếu tố di truyền. Trong khi đó, bệnh Alzheimer khởi phát muộn (thường xuất hiện ở những người bước vào độ tuổi 60) chủ yếu do thay đổi về tuổi tác và não bộ. 

Bệnh Alzheimer khởi phát sớm ở người trẻ có thể do yếu tố di truyền

Bệnh Alzheimer gây ra hơn 110.000 ca tử vong mỗi năm

Theo uớc tính của Viện lão hóa Quốc gia Mỹ (NIA), hơn 5,5 triệu người Mỹ mắc căn bệnh này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 6 tại Mỹ trong năm 2017. Nó làm 116.103 người thiệt mạng.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer

Một số yếu tố nguy cơ của Alzheimer là: Tuổi cao (những người trên 65 tuổi dễ mắc bệnh), chấn động não, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường type 2...

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Phát hiện bệnh Alzheimer chủ yếu qua phương pháp loại trừ nguyên nhân gây mất trí nhớ

Thử nghiệm duy nhất để xác định chính xác bệnh Alzheimer hay không là dùng kính hiển vi. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Thay vào đó, để phát hiện sớm Alzheimer, các bác sỹ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác gây mất trí nhớ, kiểm tra tình trạng tâm thần để đánh giá tư duy và trí nhớ của người đó. 

Không có cách chữa bệnh Alzheimer

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa Alzheimer. Nhưng họ đã tìm ra nhiều biện pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn hai loại thuốc giúp kiểm soát mất trí nhớ do bệnh Alzheimer. Các chất ức chế cholinesterase có thể được sử dụng cho người mắc bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình. Khi Alzheimer chuyển nặng, các bác sỹ có thể sử dụng thuốc memantine để điều hòa glutamate trong não.

Theo Thanh Tú - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X