Hotline 24/7
08983-08983

8 hành động hay làm khi 'ngứa tay' hóa ra lại rất có hại cho sức khỏe

Phát hiện trên đầu có một sợi tóc bạc phải nhổ ngay, mọc mụn nước phồng rộp thì phải chọc thủng... Những thói quen "ngứa tay" này tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn.

1. Nhổ tóc bạc

4_bzid

Không ít người trẻ cảm thấy "hoảng hốt" khi nhìn thấy trên đầu mình có vài sợi tóc bạc, chỉ muốn nhổ ngay lập tức. Thực tế, việc này chỉ là tạm thời và những sợi tóc bạc vẫn có thể mọc lại.

Khi một sợi tóc bị bạc đi nghĩa là melanin không được duy trì ở tế bào chân tóc, chúng có thể đã hoạt động kém dần đi hoặc không hoạt động.

Càng có ít melanin thì tóc bạn sẽ càng bạc đi nhanh, khi các tế bào sắc tố trong nang tóc đã chết thì dù bạn có nhổ hết tóc bạc, tóc mọc mới cũng không thể đen trở lại.

Bên cạnh đó, việc kéo giật mạnh các sợi tóc bạc sẽ gây tổn thương cho da đầu và nang tóc, phá vỡ các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ nối tới các nang tóc khiến bạn dễ bị hói hoặc mụn da đầu.

2. Ngoáy mũi

Nhiều người có thói quen ngoáy mũi để làm sạch mũi, thay vì dùng khăn mềm.

Khi dùng tay ngoáy mũi, phần da bên trong rất dễ bị rách, gây chảy máu hoặc nhiễm trùng, đồng thời làm gãy lông mũi vốn có tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa bụi bẩn.

Ngoài ra, bên trong mũi có chứa các vi khuẩn lành mạnh. Nếu bạn cho ngón tay vào, các vi khuẩn có hại sẽ từ tay lây lan vào gây nhiễm trùng.

Tay sau đó mang vi khuẩn và lây lan ra xung quanh, dễ gây bệnh đặc biệt là bệnh cúm vào mùa lạnh.

3. Chọc thủng mụn rộp

Những vết phồng rộp ở chân thường xuất hiện do ma sát từ tất hoặc giày cọ vào da, thường sẽ biến mất trong vài ngày.

Vì thế, bạn không nên tự ý chọc thủng những vết rộp này chỉ vì nhìn chúng "ngứa mắt" để tránh nhiễm trùng.

4. Cắn móng rô

photo-1-1479895649388-0-0-406-653-crop-1479896078030

Khi những phần da mỏng bao quanh móng tay bị xước, nhiều người thay vì dùng dụng cụ bấm móng tay thì lại dùng răng để "xử lý", vô tình tạo ra vết thương trên ngón tay.

Khi bạn không cẩn thận làm rách da, những vi khuẩn ở móng tay có thể gây viêm da. Khi bạn cầm thức ăn, vi khuẩn ở móng tay cũng có thể xâm nhập cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

5. Dụi mắt

Mắt là cơ quan vô cùng nhạy cảm trong cơ thể. Vì thế, khi dụi mắt có thể vô tình làm lây lan bệnh tật, hạt bụi trong mắt còn có nguy cơ làm trầy xước giác mạc. 

Khi bị bụi vào mắt, bạn nên tránh dụi mắt mà thay vào đó, hãy nhỏ nước muối hoặc thuốc nhỏ mắt, đồng thời thử các biện pháp giảm khô mắt.

6. Nặn mụn đầu đen

Mụn đầu đen hình thành bởi sự tích tụ bã nhờn và chất sừng trong lỗ nang lông, gây nên tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Khi tiếp xúc với không khí, kết hợp với sự tác động ánh nắng mặt trời gây nên hiện tượng oxy hóa và tăng sắc tố tạo thành mụn đầu đen.

Bàn tay chúng ta luôn chứa vi khuẩn, vì vậy việc nặn mụn đầu đen bằng tay sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội "tấn công" lỗ nang lông, gây viêm và hình thành mụn.

Nếu bạn dùng dụng cụ nặn mụn đầu đen tạo một lực mạnh giúp lấy nhân mụn từ lỗ nang lông. Điều này vô tình làm tổn thương vùng da nặn mụn, tăng nguy cơ gây sẹo, lây lan mụn ra vùng da xung quanh.

7. Cạy lớp da bong vảy

da-bong-vay

Đây là thói quen rất nhiều người mắc phải, đó là bóc lớp vảy của vết thương đang lành.

Lớp vảy này chính là lớp bảo vệ cho vi khuẩn không xâm nhập vào phần da còn chưa hoàn thiện bên dưới. Nếu "tiện tay" bóc chúng đi thì vết thương của bạn sẽ càng lâu lành, đồng thời dễ bị nhiễm trùng và thành sẹo.

8. Gãi vết muỗi đốt

Khi bị muỗi đốt, chúng ta thuờng có phản xạ là đưa tay lên gãi. Nhưng khi gãi vết ngứa có thể làm xước da, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trên tay, móng tay... xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng. 

Nếu không có thuốc bôi để hết ngứa, bạn có thể sử dụng một viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt để giảm cảm giác ngứa ngáy.

Theo Lam - Gia đình mới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X