Hotline 24/7
08983-08983

8 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Theo BS Trần Hữu Đạt, khoa Hồi sức, BV Trung Ương, Hà Nội để tăng cường sức đề kháng cho con, cha mẹ cần làm những điều sau.

1. Kích thích kháng thể tự nhiên: Quan trọng nhất

- Là kháng thể được cung cấp từ nguồn gốc tự nhiên.

- Sữa mẹ (6 tháng đầu rất giàu kháng thể tự nhiên): sữa mẹ không tiết đủ hoặc trẻ không được bú mẹ sẽ hay ốm vặt.

- Sau khi mắc bệnh như nhiễm virus sởi, quai bị, thuỷ đậu, cúm... trẻ sẽ tự sinh miễn dịch tự nhiên có thể là nhất thời hoặc bền vững mãi mãi. Vai trò sẽ giúp bé giảm hoặc không mắc các bệnh trên nữa do bé đã có miễn dịch tự nhiên bảo vệ trước đó rồi.

Khi con bị ho, sốt, sổ mũi các mẹ đừng quá lo lắng đưa con đi khám và dùng một đống thuốc vô ích và gây thêm hệ quả là bé giảm sinh miễn dịch tự nhiên.

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và điều độ giúp cơ thể tổng hợp và sinh miễn dịch chống lại bệnh tật rất tốt: Ăn sạch, đúng, đủ, đa dạng.

2. Kháng thể thu được sau tiêm phòng: Quan trọng thứ 2

- Tuân thủ tiêm phòng các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở trạm/phường. Nếu đúng ngày tiêm mà sốt bị hoãn lại, đi tiêm dịch vụ (tự trả tiền) ngay sau khi khỏi ốm, không chờ đến tháng sau. Tiêm càng gần ngày quy định càng tốt.

- Tiêm thêm các mũi khác ở ngoài TCMR: khuyến cáo nên tiêm MMR (sởi, quai bị, Rubella), Cúm (từ tháng thứ 6), Phế cầu (phòng viêm tai giữa, viêm họng, viêm phổi, viêm màng não), mô não cầu, thuỷ đậu...

3. Ăn uống sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng

- Đây là yếu tố rất quan trọng để xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Những trẻ còi cọc, đẻ non, suy dinh dưỡng, biếng ăn dễ mắc bệnh hơn trẻ khác.

- Ăn uống sạch giúp tránh mắc bệnh đường ruột như tiêu chảy cấp, giun sán, từ đó làm hệ thống miễn dịch ruột khoẻ mạnh hơn.

- Ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng: ngũ cốc, protein từ động thực vật và vitamin D3 (giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống còi xương)

Bác sĩ khuyến cáo người lớn mắc bệnh hạn chế ôm hôn trẻ

4. Tránh lạm dụng thuốc

- Sử dụng thuốc sai liều và sai chỉ định là nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh và gây nên giảm miễn dịch cơ thể.

- Nguyên nhân: Lạm dụng kháng sinh từ bác sĩ, tự ý mua ks từ hiệu thuốc, dùng kháng sinh không phù hợp (ngắn ngày quá hoặc dài quá).

- Tránh lạm dụng thuốc bổ, thuốc tăng cường hệ miễn dịch: Trên thị trường có rất nhiều hãng thuốc bổ và tăng cường hệ miễn dịch.

5. Cách ly nguồn lây bệnh

- Đây là vấn đề rất quan trọng để hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: hô hấp, tiếp xúc...

- Hạn chế và cách ly nếu gia đình có người mắc bệnh: tuyệt đối không ôm hôn ở giai đoạn này.

- Hạn chế đi nhà trẻ nếu đang có dịch hoặc bệnh truyền nhiễm lây lan.

6. Xoá bỏ quan điểm lạc hậu

- Bỏ hủ tục nhá cơm hoặc mớm: đây là nguyên nhân lây chéo bệnh rất nhanh, cơ thể người lớn mang mầm bệnh sẽ truyền cho bé (cơ thể có sức đề kháng yếu hơn) từ đó dễ mắc bệnh đường hô hấp hay tiêu hoá...

- Hạn chế ôm hôn: tạo điều kiện lây bệnh hô hấp.

7. Chịu khó cập nhật thời sự

- Lắng nghe tin tức y tế kịp thời vê các bệnh truyền nhiễm theo mùa: chân tay miệng, sởi, cúm, ho gà... để phòng bệnh cho con.

8. Dạy con tự biết bảo vệ mình

- Đây là vấn đề rất hạn chế ở Việt Nam.

- Trẻ con ở Việt Nam thường được bao bọc quá mức, nhiều khi bé lớn 3-4 tuổi rồi mà không biết chăm sóc răng miệng, ăn uống hợp vệ sinh... Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Theo Nhã Uyên - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X