Hotline 24/7
08983-08983

7 thay đổi trong chế độ ăn giúp kiểm soát suy tim tốt hơn

Theo thống kê của các nhà khoa học, khoảng 50% người bệnh suy tim sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Để kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này, có một số thay đổi trong chế độ ăn sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, kéo dài tuổi thọ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Nelson từ Công ty HealthCentral (Mỹ), dưới đây là 7 thay đổi trong chế độ ăn giúp kiểm soát bệnh suy tim:

Giảm tiêu thụ natri

Ăn quá nhiều natri trong muối ăn có thể gây tăng huyết áp - một trong những nguy cơ chính dẫn tới bệnh suy tim. Ngoài ra, ăn nhiều muối cũng khiến cơ thể bị giữ nước, càng khiến trái tim phải hoạt động vất vả hơn. Nếu thường xuyên cảm thấy khó chịu, khó thở, tốt hơn hết bạn nên xem lại lượng tiêu thụ natri của mình.

Người bệnh suy tim chỉ nên tiêu thụ tối đa 1.500mg natri/ngày (tức là chưa tới 1 thìa cà phê muối). Bạn cũng nên chú ý đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hàng để tránh những món có quá nhiều muối, natri.

“Giảm natri” nghĩa là gì?

Người bệnh suy tim nên chú ý lượng muối ăn trong sản phẩm
Người bệnh suy tim nên chú ý lượng muối ăn trong sản phẩm

Nhiều sản phẩm có dán mác “Giảm natri”, nhưng điều này không có nghĩa là chúng chứa ít natri. Ví dụ, nếu một món đồ chứa 1.000mg natri/khẩu phần ăn, sản phẩm “giảm natri” sẽ được cắt giảm 25% lượng natri, chỉ còn 750mg natri/khẩu phần. Trên thực tế, người bệnh suy tim chỉ nên tiêu thụ các sản phẩm “ít natri”, chỉ chứa 140mg natri/khẩu phần.

Chú ý tới “1 phần ăn”

Đừng nghĩ rằng 1 gói nhỏ tương đương với 1 phần ăn. Hãy xem lại bao bì. Rất có thể 1 túi bánh, khoai tây chiên… sẽ bao gồm 2 - 3 khẩu phần. Do đó, người bệnh suy tim có thể vô tình ăn quá nhiều muối… mà không hề biết.

Nên chuyển sang ăn thịt nạc, sữa ít/không béo

Thịt đỏ, mỡ động vật… thường chứa nhiều các cholesterol "xấu" LDL gây tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ… ở người bệnh suy tim.

Tiêu thụ thực phẩm giàu kali và magne

Bổ sung magne giúp điều chỉnh nồng độ natri, kali và calci trong tế bào, trong khi đó cân bằng natri và kali lại giúp người bệnh suy tim kiểm soát huyết áp tốt hơn. Người bệnh suy tim có thể bổ sung kali trong quả bơ, khoai tây, nho khô, chuối; Bổ sung magne từ đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh và rau chân vịt.

Bổ sung acid béo omega-3

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung acid béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do suy tim tới 10%. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, bổ sung 840mg dầu cá chứa acid béo omega-3/ngày giúp giảm nguy cơ nhập viện tới 8%, giảm nguy cơ tử vong do suy tim tới 9%. Tốt hơn hết, người bệnh suy tim nên trao đổi với bác sỹ để có liều bổ sung phù hợp.

Uống vitamin tổng hợp

Nếu bạn có chế độ ăn lành mạnh nhưng vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bản thân, hãy thử hỏi bác sỹ về việc uống bổ sung một số vitamin, khoáng chất cần thiết để kiểm soát các triệu chứng bệnh suy tim tốt hơn.

Vitamin tổng hợp phù hợp với người bệnh suy tim nên chứa ít nhất: 4mcg vitamin B12; 400mcg folate; 420mg magne (với nam giới) hoặc 320mg magne (với nữ giới) và 1mg thiamine (vitamin B1).

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+/Lisanelsonrd

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X