Hotline 24/7
08983-08983

7 sai lầm với thuốc giảm đau

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

1. Dùng quá liều

Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Thật sai lầm nếu bạn cho rằng dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp "đánh đuổi" cách cơn đau một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc làm mất tác dụng của nó và còn gây hại đến chức năng gan.

2. Tự ý mua thuốc

Trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc giảm đau khác nhau, mỗi loại có những công dụng cũng như hệ lụy nhất định. Vậy nên phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và mức độ đau đớn của bạn ra sao để quyết định loại thuốc giảm đau nên dùng.

Hơn nữa cũng cần lưu ý đến loại thuốc bạn đang sử dụng cùng thời điểm để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc. Vậy nên việc dùng thuốc giảm đau không thể tùy tiện sử dụng mà nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ.

3. Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích

Có những người do sợ vị đắng của thuốc mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa càphein... tuy nhiên điều này rất phản khoa học.

Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu dạ dày và tổn thương gan. Các bác sĩ khuyến cáo bạn chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.

4. Uống thuốc khi lái xe

Các minh chứng cho rằng thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng. Mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lái xe.

5. Không quan tâm đến tương tác thuốc

Bạn đọc toa thuốc nhưng chỉ chú ý đến cách dùng và công dụng của nó mà đã sai lầm khi bỏ quan tương tác của thuốc với các loại thuốc khác.

Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc giảm đau và ngược lại.

Ví như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc tiểu đường. Bởi vậy nên trước khi kê đơn thuốc giảm đau cho bạn bác sĩ sẽ hỏi bạn câu hỏi: hiện tại bạn đang sử dụng những loại thuốc nào?.

6. Dùng chung thuốc với người khác

Việc kê đơn cho bạn loại thuốc giảm đau nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người. Chính vì thế, không thể dùng chung lẫn lộn loại thuốc giảm đau dành cho người này đối với người khác.

7. Bẻ thuốc

Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Điều này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng và thậm chí gây nên tác dụng "phản chủ".

Theo Thu Hà - Sức khỏe gia đình

Có thể bạn quan tâm

097634****

Uống nhầm nước tẩy trang thì xử trí thế nào?

Nếu em chỉ uống nhầm lượng ít thì uống nhiều nước lọc và sữa tươi sẽ giúp làm trung hoà và loãng dung dịch hơn.

Xem toàn bộ

039511****

Đột nhiên đổ mồ hôi dầu là dấu hiệu bệnh gì?

Trường hợp của bạn mồ hôi dầu chỉ mới xuất hiện 3 tháng gần đây, cần cảnh giác với bệnh lý toàn thân như biến đổi nội tiết (đái tháo đường, cường giáp…), hội chứng nhiễm lao, viêm gan…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X