Hotline 24/7
08983-08983

7 lưu ý để chạy bộ đúng cách đối với người bị bệnh tăng huyết áp

Với người bệnh tăng huyết áp, chạy bộ đúng cách góp phần kiểm soát huyết áp. Dưới dây là 7 lứu ý để người bệnh tập thói quen chạy bộ thường xuyên và hiệu quả nhất.

Mọi người vẫn thường ví von chạy bộ là hoạt động thần kỳ, vừa đơn giản tiết kiệm, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hầu như mọi người, từ già đến trẻ, khỏe mạnh hay đang điều trị bệnh đều có thể rèn thói quen chạy bộ mỗi ngày. Đặc biệt với trường hợp người bệnh tăng huyết áp, chạy bộ đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát mức huyết áp trong ngưỡng an toàn, nhờ đó sống lạc quan, khỏe mạnh với căn bệnh này.

fff

Để tập thói quen chạy bộ thường xuyên và hiệu quả nhất, mời bạn tham khảo 7 lưu ý quan trọng sau, theo tạp chí The Hypertension Magazine số tháng Giêng 2016.

Thời gian vận động

Với người bệnh tăng huyết áp, cự ly chạy bộ không quan trọng mà chính thời gian chạy mới là yếu tố cốt lõi. Nếu mới tập, bạn chỉ cần chạy 10-15 phút. Dần dần theo thời gian, bạn có thể tăng lên thêm 10 phút cho đến khi đạt 45 – 60 phút mỗi buổi. Hãy dành khoảng 2 ngày / tuần để tập chạy bộ và thời gian còn lại cho những hoạt động thể chất khác.

Chọn quãng đường chạy

Công bằng mà nói, nếu cứ chạy đi chạy lại trên một cung đường gần nhà thì bạn sẽ dễ bị chán. Thay vì vậy, bạn có thể quyết định trước địa điểm cũng như đánh dấu những nơi mình sẽ chạy qua. Đó có thể là con đường gần nhà, công viên, sân vận động hoặc một chỗ hẹn nào đó với bạn bè. Thêm nét mới vào hành trình chạy bộ sẽ giúp bạn có động lực và niềm vui theo đuổi thói quen này.

Mua một đôi giày thật tốt

Giày chạy bộ rất quan trọng, nhất là với người cao tuổi. Nếu mang giày quá chật hoặc quá cứng, bạn sẽ dễ bị đau chân hoặc chấn thương trong lúc chạy. Giải pháp tốt nhất là bạn nên chọn thương hiệu giày uy tín, đừng ngại thông báo bệnh tăng huyết áp của mình để được tư vấn mua giày phù hợp nhất.

Trang phục và thời tiết

Thời tiết tại Việt Nam biến động khá nhiều, thế nên bạn cần chú ý chọn trang phục phù hợp khi chạy bộ. Những ngày trời hơi lạnh thì bạn nên mặc ấm, ngược lại hãy chọn quần áo thoáng mát cho những ngày oi ả. Đặc biệt, bạn nên hạn chế không chạy bộ mỗi khi trời mưa, quá rét hoặc quá nóng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch và mức huyết áp.

Tốc độ chạy vừa phải

Chạy bộ không phải là điền kinh, nên bạn không nhất thiết phải chạy thật nhanh. Hãy lắng nghe cơ thể và chọn tốc độ chạy phù hợp với bạn nhất. Điều quan trọng là bạn hoàn thành đủ thời gian chạy như đã dự định. Thực tế, người bệnh tăng huyết áp cũng không nên chạy quá nhanh, vận động gắn sức vì sẽ dồn áp lực lên tim mà động mạch.

Chạy đúng kỹ thuật

Kỹ thuật chạy bộ rất đơn giản. Bạn hãy nhớ giữ lưng thẳng, hai tay thả lỏng thoải mái, không nhấc chân quá cao khỏi mặt đất. Sau mỗi 100 – 200m, bạn có thể thử tăng tốc lên một ít và chạy chậm lại khi thấy mệt. Bằng cách này, bạn sẽ có thể chạy lâu, bớt mệt và hiệu quả hơn.

Uống đủ nước

Chạy bộ khiến cơ thể tiết mồ hôi và bị mất nước. Với thời tiết nóng bức tại Việt Nam thì hiện tượng mất nước càng đáng quan ngại hơn. Vậy nên, bạn cần uống đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ. Trước hoặc sau khi chạy, bạn có thể uống nước hoa quả để bổ sung dưỡng chất, trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất khi đang chạy bộ. Công thức chung cho người bệnh tăng huyết áp là uống khoảng 150 ml nước mỗi khi tập được 15-20 phút.

Theo Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X