Hotline 24/7
08983-08983

7 dấu hiệu về cục máu đông cực kì nguy hiểm

Cơ thể sẽ ra sao nếu có những cục máu đông? Chúng sẽ theo dòng máu chảy về các động mạch nhỏ hơn và lấp kín lòng mạch, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Hình thành cục máu đông là một phản ứng tự nhiên để cơ thể tự bảo vệ mình. Nếu không có cục máu đông thì một vết đứt tay, đứt chân, thậm chí một vết xước nhỏ cũng có thể giết chết bạn do máu chảy ra ngoài quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu hình thành ở bên trong lòng mạch.

Dung bo qua 7 dau hieu ve cuc mau dong cuc ki nguy hiem nay

Khi cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể thì được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp nhất ở hai chân, ngoài ra còn có ở cánh tay, xương chậu, phổi và thậm chí là bộ não.

Thông thường, cục máu đông không có hại nhưng nếu để nó bị tách ra khỏi thành mạch, trôi theo dòng máu lên phổi có thể gây nghẽn mạch phổi. Chứng thuyên tắc động mạch phổi là vô cùng nghiêm trọng, nó có thể làm xẹp phổi, suy tim và tử vong đột ngột.

Hiệp hội huyết học Mỹ cho hay, mỗi năm, ước tính có khoảng 900.000 người mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, trong đó có khoảng 100.000 tử vong. Đây thực sự là một con số đáng báo động cho tất cả mọi người trong việc chăm sóc sức khỏe của chính mình.

Bạn nên tìm hiểu kỹ các triệu chứng phổ biến, nguy cơ gây bệnh và có những cách phòng tránh, chữa trị kịp thời.

Sưng chân

Khi cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể thì được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp nhất ở hai chân, ngoài ra còn có ở cánh tay, xương chậu, phổi và thậm chí là bộ não.

Dung bo qua 7 dau hieu ve cuc mau dong cuc ki nguy hiem nay

Thông thường, cục máu đông không có hại nhưng nếu để nó bị tách ra khỏi thành mạch, trôi theo dòng máu lên phổi thì có thể gây nghẽn mạch phổi.

Chứng thuyên tắc động mạch phổi là vô cùng nghiêm trọng, nó có thể làm xẹp phổi, suy tim và tử vong đột ngột. Nếu nhận thấy một chân bỗng nhiên to hơn chân kia, có thể nghi ngờ về huyết khối tĩnh mạch sâu.

Nhịp tim không đều

Theo Prevention, nhịp tim bất thường cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu.

Rung nhĩ là một loại của nhịp tim bất thường có thể dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông trong các buồng trên của tim. Đó là bởi vì khi tim đập bất thường sẽ gây trở ngại cho máu trong lúc bơm vào các tâm thất.

Máu lưu thông chậm dễ dẫn đến khả năng hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông có thể đi “du lịch” đến não và gây ra một cơn đột quỵ.

Sưngkhông giảm

Trong trường hợp chân bị đau và sưng do tai nạn, nhưng nếu kèm theo cảm giác khó chịu và tình trạng sưng không cải thiện hoặc cải thiện xong lại tái phát, cục máu đông có thể là nguyên nhân gây ra điều này.

Dung bo qua 7 dau hieu ve cuc mau dong cuc ki nguy hiem nay

Có vệt đỏ trên da

Hãy hết sức đề phòng khi thấy da chân chuyển thành màu đỏ hoặc thậm chí màu tím. Sở dĩ có hiện tượng đổi màu này do máu dồn đến khu vực bị ảnh hưởng nên khiến da đổi màu cũng như gây sưng và khó chịu.

Tức ngực

Một cơn đau trong lồng ngực có thể làm cho bạn nghĩ rằng đó là cơn đau tim, nhưng nó có thể là một triệu chứng của cục máu đông đang dần hình thành.

Cơn đau do cục máu đông sẽ rõ ràng hơn so với đau tim, đặc biệt khi bạn hít thật sâu sau đó thở ra thì cơ thể nhất là vùng ngực sẽ đau nhói sau đó nó lan đến các khu vực như vai, xương hàm, hoặc cổ. Dù bằng cách nào, bạn cần giúp đỡ ngay lập tức.

Dung bo qua 7 dau hieu ve cuc mau dong cuc ki nguy hiem nay

Khó thở

Nếu điều này xảy ra, nó có nghĩa rằng các cục máu đông đã chuyển từ cánh tay hoặc cẳng chân tới phổi. Bạn cũng có thể bị ho dữ dội, và thậm chí có thể ho ra máu. Bạn sẽ bị cơn đau ở ngực hay cảm thấy chóng mặt. Gọi cấp cứu để được trợ giúp y tế ngay lập tức.

Dung bo qua 7 dau hieu ve cuc mau dong cuc ki nguy hiem nay

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu khác nhau

Cường độ mà những manh mối của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể khác nhau từ người này sang người khác.

Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng có thể rất tinh tế và phát triển từ từ. Nhưng ở các bệnh nhân khác, triệu chứng rất rõ rệt và gây khó chịu vô cùng chỉ sau một vài ngày phát hiện.

Cách phòng tránh cục máu đông

Luôn di chuyển

Khi bạn ngồi lâu một chỗ với một tư thế trong một thời gian dài, máu có thể bị dồn ứ lại và dần hình thành cục máu đông. Để phòng ngừa, trong thời gian làm việc tại bàn trong phòng kín hay trên một chuyến đi dài (ôtô hoặc máy bay), bạn nên đứng dậy và đi bộ xung quanh khoảng 1 - 2 giờ/lần.

Lối sống lành mạnh

Nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ ngay thói quen này. Nếu bạn đang thừa cân hoặc hơi béo, hãy giảm cân và giữ trọng lượng ở mức ổn định. Đồng thời uống nhiều nước vì nước có thể giảm nguy cơ máu bị vón cục.

Cẩn trọng với thuốc tránh thai

Uống thuốc ngừa thai làm tăng nguy cơ bị tắc tĩnh mạch sâu. Nếu bạn có một trong những yếu tố có nguy cơ bị tắc tĩnh mạch sâu (di truyền, tiền sử gia đình có người bị đông máu hoặc bạn hút thuốc lá) thì không nên sử dụng thuốc tránh thai để ngừa thai mà nên lựa chọn phương pháp khác.

Vận động thường xuyên trong quá trình mang thai

Việc gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể trong thời gian mang thai có thể góp phần làm gia tăng các yếu tố đông máu, dẫn đến nguy cơ bị các cục máu đông rất cao. Ngoài ra, thai kỳ cũng làm tăng áp lực trong tĩnh mạch vùng chậu và chân.

Nguy cơ cục máu đông xuất hiện kể từ khi bắt đầu mang thai và có thể tiếp tục cho đến 6 tuần sau khi sinh. Vì vậy, di chuyển (đi bộ, tập yoga trước, trong và sau khi sinh) là điều vô cùng cần thiết đối với các thai phụ.

Kiểm soát cân nặng

Béo phì thường dẫn đến nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu do tính di động giảm cũng như tuần hoàn kém. Do đó, giữ cân nặng lý tưởng là cách giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Theo Trịnh Tuyển - Phụ nữ TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X