Hotline 24/7
08983-08983

6 thói quen ăn uống khiến bạn luôn mệt mỏi

Bỏ bữa sáng, không uống đủ nước... là những thói quen xấu khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.

1. Bỏ bữa sáng

Theo Health, khi bạn ngủ, cơ thể sẽ xử lý thức ăn mà bạn tiêu thụ vào đêm hôm trước để bơm máu và oxy. Vì vậy, khi thức dậy vào buổi sáng, bạn cần phải tiếp thêm năng lượng với bữa ăn sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, bạn sẽ cảm thấy chậm chạp.

Ăn sáng giúp hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn cho cả ngày dài làm việc. Các chuyên gia khuyến cáo bữa sáng đủ chất bao gồm ngũ cốc, protein nạc và chất béo lành mạnh.

2. Ăn nhiều thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh chứa nhiều đường và carbohydrate đơn, có chỉ số đường huyết (GI) cao, làm bạn mệt mỏi, uể oải. Bạn nên giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách dung nạp protein nạc kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt. Thịt gà, gạo nâu, cá hồi, khoai lang và trái cây là những gợi ý dành cho bạn.

3. Không uống đủ nước

Theo Amy Goodson, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y học thể thaoTexas (Mỹ), chỉ cần mất 2% lượng nước bình thường cơ thể cần, bạn cũng sẽ bị mất một lượng đáng kể năng lượng.

Mất nước làm giảm thể tích máu, khiến cho máu dày hơn, tim hoạt động kém hiệu quả, đồng thời giảm tốc độ đưa oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ bắp và cơ quân trong cơ thể.

Theo các chuyên gia y tế, bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, chia đều ra trong ngày chứ không nên uống nhiều nước cùng lúc.

4. Không hấp thụ đủ sắt

Thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy chậm chạp, dễ bị kích thích, yếu và không thể tập trung. Nó làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi vì ít oxy đi đến các cơ bắp và tế bào.

Tăng lượng sắt để làm giảm nguy cơ thiếu máu bằng cách ăn nhiều thịt nạc, đậu, đậu phụ, trứng (bao gồm cả lòng đỏ), các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, bơ đậu phộng. Đồng thời kết hợp chúng với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sự hấp thụ sắt.

5. Uống quá nhiều cà phê

Các nghiên cứu cho thấy uống cà phê mỗi ngày tốt cho sức khỏe, nhưng uống không đúng cách có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ-thức của mỗi người.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine cho thấy uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ vẫn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, do đó bạn chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng và cắt hẳn cà phê từ giữa buổi chiều. 

6. Cắt giảm quá nhiều carbohydrates

Theo CNN, một nghiên cứu của ĐH Tufts (Mỹ) nhận thấy những phụ nữ có chế độ ăn hạn chế carbs thường xuyên mệt mỏi, có trí nhớ kém hơn những người không cắt giảm carbs.

Carbs giúp cơ thể đốt cháy chất béo và không làm giảm năng lượng. Chế độ ăn uống lý tưởng có chứa 50 - 55% carbs phức tạp, 20 - 25% protein và 25% chất béo.

Theo Phương Mai - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X