Hotline 24/7
08983-08983

6 sai lầm thường gặp khi kiểm tra đường huyết

Người bệnh đái tháo đường thường xuyên phải tự mình kiểm tra đường huyết để có kế hoạch kiểm soát bệnh tốt hơn.

Người bệnh đái tháo đường hay lấy máu ngón tay để kiểm tra đường huyết
Người bệnh đái tháo đường hay lấy máu ngón tay để kiểm tra đường huyết

Dưới đây là 6 sai lầm thường gặp khi kiểm tra đường huyết:

Kiểm tra ở đầu ngón tay

GS. Renee Amori từ Đại học Y Drexel (Mỹ) cho biết: “Sai lầm lớn nhất mà người bệnh đái tháo đường hay mắc phải là lấy máu ở đầu ngón tay, nơi có rất nhiều các dây thần kinh. Đây là một khu vực nhạy cảm, do đó lấy máu ở đây sẽ khiến bạn hay bị đau”.

Tốt hơn hết, hãy ép ngón tay vào lòng bàn tay. Lúc này, bạn sẽ thấy máu dồn sang cạnh ngón tay. Lấy máu ở vị trí này sẽ ít đau đớn hơn vì bạn ít khi chạm vào vị trí này.

Không làm sạch ngón tay trước khi thử

Rửa sạch tay trước khi lấy máu sẽ cho kết quả kiểm tra đường huyết chính xác hơn
Rửa sạch tay trước khi lấy máu sẽ cho kết quả kiểm tra đường huyết chính xác hơn

Một nghiên cứu năm 2011 đăng tải trên Tạp chí Diabetes Care đã chỉ ra rằng, nếu chưa làm sạch ngón tay đã lấy máu, lượng đường trong giọt máu đầu tiên và giọt máu thứ hai có thể chênh lệch nhau tới 10%. Sự chênh lệch này còn có thể cao hơn nếu trước đó người bệnh đái tháo đường chạm tay vào các loại trái cây.

Tốt hơn hết, để có thể kiểm tra đường huyết chính xác hơn, bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau tay bằng khăn sạch. Hoặc ít nhất, hãy dùng bông tẩm cồn để lau ngón tay trước khi lấy máu.

Luôn dùng một ngón tay cho mọi lần đo

Nên chuyển đổi các ngón tay hoặc vị trí châm kim khi kiểm tra đường huyết
Nên chuyển đổi các ngón tay hoặc vị trí châm kim khi kiểm tra đường huyết

Đa số người bệnh đái tháo đường thích lấy máu ở cùng một ngón tay, cùng một ví trí cho mọi lần đo để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên thay đổi ngón tay mỗi khi kiểm tra đường huyết. Chuyển đổi các ngón tay cho phép các vết thương có thời gian để lành hẳn, cũng như giảm cảm giác đau đớn khi châm kim ở một ví trí lặp đi lặp lại. Chỉ cần thay đổi vị trí châm kim lấy máu trên cùng một ngón tay đã giúp bạn giảm đau rất nhiều.

Dùng lưỡi chích và bảng mẫu thử sai cách

Để có thể kiểm tra đường huyết một cách ít đau đớn mà vẫn mang lại kết quả chính xác nhất, bạn sẽ cần sử dụng các dụng cụ như lưỡi chích, máy đo đường huyết và bảng mẫu thử do nhà sản xuất khuyến cáo. Bỏ qua bất kỳ dụng cụ nào đều có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra.

Ban đầu, lưỡi chích có thể rất sắc bén, nhưng chúng sẽ nhanh chóng bị cùn đi và có thể gây đau đớn nếu bạn tái sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, sử dụng bảng mẫu thử đã hết hạn có thể dẫn tới các chỉ số đường huyết không chính xác. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng lưỡi chích mới và đảm bảo bảng mẫu thử được bảo quản trong hộp kín, vẫn còn hạn sử dụng.

Lấy máu quá sớm sau khi ăn

Nhiều người bệnh đái tháo đường thường lấy máu sau khoảng 30 phút - 1 tiếng sau khi ăn. Nhưng lấy máu lúc này là quá sớm và sẽ cho bạn kết quả cao hơn bình thường. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chú ý kiểm tra đường huyết sau ăn 2 tiếng.

Không hiểu ý nghĩa của việc kiểm tra đường huyết

Nếu bạn kiểm tra đường huyết rất đều đặn nhưng không hiểu các kết quả này nói lên điều gì, việc kiểm tra cũng không mang lại hiệu quả. Có thể các bác sỹ căn dặn bạn kiểm tra đường huyết vào buổi sáng, trước và sau khi ăn, sau đó kiểm tra một lần nữa trước khi đi ngủ. Nhưng bạn có biết chỉ số đường huyết vào buổi sáng và trước khi đi ngủ có liên quan tới nhau?

Hiểu được các chỉ số đường huyết của mình giúp người bệnh đái tháo đường có hướng thay đổi chế độ ăn, tập thể dục… để ổn định đường huyết tốt hơn.

Theo Everydayhealth/Healthplus

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X