Hotline 24/7
08983-08983

6 điều tuyệt đối tránh khi pha sữa công thức

Thay đổi công thức, dùng nước không đủ nóng, hâm sữa quá lâu... là những sai lầm khi pha sữa công thức mà nhiều người không hề hay biết.

Thay đổi công thức pha sữa: Mỗi hãng đều có các hướng dẫn rõ ràng về lượng nước cho một lượng sữa nhất định. Nếu pha quá nhiều nước, con bạn sẽ không đủ dưỡng chất. Ngược lại, nếu pha quá ít nước, bé sẽ bị thiếu nước. Trừ khi có chỉ dẫn đặc biệt từ bác sĩ, bạn không nên tự ý thay đổi công thức pha sữa của hãng. Ảnh: Iegvu.

Trộn hai loại sữa công thức với nhau: Nhiều người cho rằng việc này sẽ khiến bé dễ thích nghi hơn khi đổi loại sữa. Tuy nhiên, điều này không chỉ khiến mùi vị của sữa thay đổi, mà còn khiến bạn khó xác định lượng nước và lượng sữa cần dùng, do mỗi loại sữa có thành phần dưỡng chất và công thức khác nhau. Ảnh: Onet Kobieta.

Thêm những thứ khác vào sữa: Bạn có thể nghe người thân hay bạn bè khuyên nên cho thêm một vài thứ vào sữa - thường là nước rau quả hay thực phẩm - để giúp bé tăng cân hay ngủ ngon hơn. Dù họ nói rằng họ đã làm vậy và có kết quả tốt, bạn nên biết rằng mỗi đứa trẻ đều khác biệt và thứ tốt với trẻ này có thể không tốt với trẻ khác. Ảnh: Livestrong.

Nước pha sữa không đủ nóng: Nước dùng để pha sữa phải ít nhất đạt 70 độ C, do nước có thể chứa vi khuẩn và sữa trong hộp không hoàn toàn vô trùng. Để bảo vệ con, bạn nên đun sôi nước, pha sữa bằng nước nóng và sau đó có thể làm mát bằng cách xả vòi nước trên thân bình. Ảnh: Bebimil.

Để sữa quá lâu sau khi pha: Sữa là môi trường phát triển lý tưởng cho vi khuẩn, ngay cả vi khuẩn trong nước bọt của bé cũng có thể nhanh chóng nhân lên trong bình. Nếu bé uống không hết, WHO khuyến cáo không nên giữ sữa cho bé uống tiếp lâu quá 2 tiếng. Ảnh: Kidhealthcenter.

Hâm sữa quá 10 phút: Phần lớn các máy hâm sữa đều có đồng hồ hẹn giờ để tự tắt sau 10 phút. Nếu hâm nóng thủ công, bạn cũng nên đảm bảo tách sữa khỏi nguồn nhiệt sau 10 phút. Việc hâm sữa trong một thời gian dài có thể khiến vi khuẩn sinh sôi trong sữa. Ảnh: MakeYourBabyLaugh.

Đồng thời, bạn cũng không nên hâm sữa bằng lò vi sóng, vì sữa sẽ không được làm nóng đồng đều, tạo thành các “vùng bỏng”. Các vùng sữa nóng bỏng này có thể gây tổn thương cho miệng của bé. Tất nhiên, việc lắc đều có thể giúp hòa tan các vùng nóng này, nhưng đôi khi bạn sẽ quên trong lúc vội vàng, nên tốt nhất hãy tránh sử dụng cách này. Ảnh: Instructable.

Theo Hải Đăng - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X