Hotline 24/7
08983-08983

6 cách giúp bạn bỏ thói quen đi tiểu đêm

Có nhiều lý do khiến bạn đi tiểu liên tục ban đêm, nếu chỉ là thói quen thì dễ từ bỏ, trường hợp bệnh lý  phải điều trị dứt điểm.

Theo Hilary Lebow, nếu bạn bị đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, rất có thể không ngủ đủ giấc khiến bạn cáu kỉnh và thất vọng về bản thân.

Ảnh: Medical news today

Tiểu đêm là gì

Đi tiểu nhiều lần khi chuẩn bị đi ngủ là vấn đề chung của khá nhiều người. Theo Quỹ chăm sóc tiết niệu, khoảng một phần ba người lớn trên 30 tuổi đi tiểu quá nhiều vào ban đêm do cơ thể tạo ra nhiều nước hay bàng quang không thể giữ trong một thời gian dài, hoặc cả hai lý do.

Theo các nhà nghiên cứu, tiểu đêm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và hạnh phúc con người. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, trầm cảm, lo lắng hay nguy cơ cao mắc bệnh tim, đau dạ dày và té ngã. Giấc ngủ gắn liền với mọi thứ - và không có nó, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi.

Nguyên nhân gây tiểu đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm như lối sống không lành mạnh, tình trạng sức khỏe và lạm dụng thuốc. Một trong những lý do phổ biến là lão hóa. Khi chúng ta càng lớn tuổi, cơ thể càng sản sinh ra loại hormone để được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra, với tuổi tác, bàng quang trở nên kém đàn hồi nên không thể chứa nhiều nước tiểu. Do đó chúng ta thường xuyên đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn.

Ở người lớn tuổi, tuyến tiền liệt mở rộng hơn. Phụ nữ đã có con hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh sẽ giảm sản xuất hormone estrogen ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

Những lý do phổ biến khác

- Vấn đề về tim mạch.

- Bệnh tiểu đường.

- Suy gan.

- Bệnh Alzheimer (bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi).

- Bàng quang hoạt động quá mức.

- U tuyến tiền liệt.

- Viêm bàng quang kẽ.

- Mang thai.

- Béo phì.

Cách hạn chế đi tiểu đêm

Uống ít nước hơn trước khi đi ngủ

Bạn có uống vài tách trà hay ly rượu vang trước khi đi ngủ không? Trước khi thử bất cứ điều gì khác, hãy thử sửa đổi lượng nước bạn uống trước khi đi ngủ để xem giảm tiểu ban đêm hay không. Ngoài ra tránh uống cà phê vào buổi chiều hoặc rượu vào buổi tối muộn, vì gây trở ngại cho chu kỳ đi tiểu tự nhiên của bạn. Đây là cách dễ dàng để ngăn đi tiểu vào ban đêm, nhưng có thể có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, như nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kiểm tra đường tiết niệu

Khi có các triệu chứng sớm của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bạn có thể cảm thấy muốn “đi” thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm. Trước khi bị nhiễm trùng toàn diện, hãy uống đủ nước mỗi ngày, điều chỉnh chế độ ăn uống và luôn đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu vừa tiểu đêm vừa bị đau dạ dày. Hãy đi khám ngay để bác sĩ khám, chẩn đoán kịp thời.

Nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe của bạn

Nhiều loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ đến thói quen đi tiểu ban đêm. Ví dụ, bạn bị suy tim, bác sĩ có thể đã kê toa cho bạn thuốc lợi tiểu để loại bỏ phù nề (dịch tích tụ) ở chi dưới khiến đi tiểu nhiều vào ban đêm. Do đó, cần nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi thuốc hoặc uống thuốc sớm hơn trong ngày.

Ăn một ít nho khô

Nhiều người cho rằng ăn nho khô trước khi đi ngủ có tác động tích cực đến thói quen tiểu đêm. Để xem điều này có hiệu quả với bạn không, hãy ăn 1/4 cốc nho khô khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Thử duy trình trong vài đêm liên tiếp để xem sự khác biệt.

Bài tập kegel

Vậy giải pháp cho cả nam và nữ là gì? Áp dụng bài tập kegel, là bài tập thể dục cho nhóm cơ đặc biệt gọi là "nhóm cơ mu cụt". Nhóm cơ này được xem là có tác động lên hệ niệu sinh dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hiện bài tập kegel hàng ngày có thể tăng cường đáng kể cơ sàn chậu, giúp giải quyết nhiều vấn đề trong đó có tiết niệu.

Tập yoga

Các bài tập tăng cường sàn chậu rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng tiểu đêm. Bạn có thể thử các động tác:

- Ngồi xổm.

- Tư thế Locust.

- Tư thế chiến binh II.

- Tập yoga với ghế.

- Tư thế đứa trẻ.

Theo Thùy An - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X