Hotline 24/7
08983-08983

6 cách chữa nhiệt miệng nhanh, an toàn tại nhà ai cũng nên biết

Cách chữa nhiệt miệng thế nào vừa nhanh lại tránh bị lại là vấn đề nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về nhiệt miệng và cách chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một trong những vấn đề mà ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Đây là căn bệnh chủ yếu gặp ở khoang miệng và dễ xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra cảm giác đau rát, khó chịu và ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, khó khăn trong ăn uống nhất là với những đồ cay, nóng.

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

Để có cách chữa nhiệt miệng hiệu quả thì cần xác định nguyên nhân gây nhiệt. Hiện nay, đa số người mắc nhiệt miệng, lở miệng đều cho rằng bệnh do nóng trong hoặc cơ thể thiếu chất xơ, vitamin C, ăn ít rau xanh và hoa quả. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, nhiệt miệng chủ yếu do các tác nhân sau.

- Bị nhiệt miệng do tổn thương niêm mạc vùng miệng

Người mắc chứng nhiệt miệng chủ yếu do tổn thương niêm mạc vùng miệng mà thành. Các tổn thương này chủ yếu do vi khuẩn gây nên những bệnh lý trong khoang miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu... và nguyên nhân sâu xa là do cao răng mà thành.

Có thể bạn chưa biết, cao răng chính là một trong những môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Việc để quá lâu không lấy cao răng sẽ khiến số lượng vi khuẩn gây hại phát triển mạnh tấn công răng dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.

- Nhiệt miệng do áp lực trong công việc, cuộc sống

Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể do stress hoặc áp lực tinh thần. Những tác nhân này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình suy giảm miễn dịch khiến cơ thể giảm sức đề kháng và dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công.

- Vết thương khoang miệng bị nhiễm trùng

Khi vùng niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng và xuất hiện vết loét, dần sẽ chuyển sang nhiệt miệng.

- Rối loạn thể dịch

Người mắc chứng nhiệt miệng nên cẩn thận và đi khám ngay khi phát hiện bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các chứng bệnh về gan, thận hoặc cơ thể đang thiếu hụt sắt cùng axit folic...

Nhiệt miệng có những dạng nào?

Hiện nay, nhiệt miệng được chia thành 3 loại chính là: Nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng thể lớn và nhiệt miệng Herpes

- Nhiệt miệng thể nhỏ hay còn gọi là RAS Minor

Đây là dạng nhiệt miệng dễ gặp nhất và chiếm tới 80% các ca nhiệt miệng. Nhìn chung, nhiệt miệng ở thể này thì vết loét không sâu, gây đau và riêng biệt theo từng nốt nhiệt. Thường đường kính của vết loét chỉ khoảng từ 3mm - dưới 1cm. 

Nhiệt miệng thể nhỏ thường xuất hiện ở môi, má và nền miệng và sẽ tự lành sau từ 7 đến 10 ngày phát bệnh.

- Nhiệt miệng thể lớn hay còn có tên khoa học là RAS Major

Không quá phổ biến như nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng thể lớn ít gặp và các vết loét thường sâu và lớn hơn so với thể nhỏ. Các vết nhiệt có bờ nổi cao và thường tập trung thành một nhóm gần môi, hàm ếch mềm hay họng.

Người mắc nhiệt miệng thể lớn thường chịu rất nhiều đau đớn, nếu không áp dụng các cách chữa nhiệt miệng kịp thời có thể dẫn tới tổn thương co kéo miệng hầu. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn khoảng 6 tuần.

- Nhiệt miệng thể Herpes - Herpetiform RAS

Đây là dạng nhiệt miệng ít gặp, chúng thường tập trung các nốt nhiệt có kích thước 1 - 3mm thành một đám. Chúng có thể chỉ ở một khu nhỏ hoặc lan ra khắp miệng.

Khi thấy miệng xuất hiện dấu hiệu bị nhiệt, người bệnh cần xác định thể nhiệt rồi áp dụng các cách chữa nhiệt miệng phù hợp, tránh để quá lâu ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Cách chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Nhiệt miệng có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là các cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng.

- Chữa nhiệt miệng bằng muối loãng

Một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng chính là sử dụng nước muối loãng. Bạn có thể dùng nước muối để súc miệng mỗi sáng và tối bởi nước muối có tính sát khuẩn cao. Nếu dùng đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tại vết nhiệt và giúp chúng nhanh chóng lành lại.

- Chữa nhiệt bằng nước cốt dừa

Dừa là một loại trái cây phổ biến trong đời sống hàng ngày. Người ta có thể dùng dầu dừa để làm đẹp, uống nước dừa tốt cho bà bầu và sử dụng nước cốt dừa để chữa nhiệt miệng. 

Theo các chuyên gia, trong nước cốt chừa có chứa một hàm lượng lớn các chất chống lại vi khuẩn gây hại. Đặc biệt dùng nước cốt dừa mỗi ngày sẽ làm sạch miệng, dịu cơn đau và nhanh lành các tổn thương.

- Dùng nước hạt rau mùi

Có thể bạn chưa biết, nước hạt rau mùi chính là loại nước "thần thánh" giúp trị nhiệt hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 1 thìa hạt rau mùi rồi pha với nước đun sôi để nguội. Hãy súc miệng 3 - 4 lần mỗi ngày với loại nước này, chỉ sau vài ngày sử dụng bạn sẽ thấy các vết loét nhiệt lành lại một cách nhanh chóng.

- Nước củ cải là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nếu không thể dùng nước hạt rau mùi, bạn có thể chế biến củ cải ép thành nước rồi súc miệng 3 lần mỗi ngày. Chỉ sau 3 ngày áp dụng, vết loét sẽ lành nhanh chóng.

Nước ép củ cải được xem là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Nước ép củ cải được xem là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

- Nước ép cà chua sống

Để chữa nhiệt miệng, bạn có thể dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt từ từ hoặc bằng cách nhai sống cà chua. Áp dụng đều đặn từ 3 - 4 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì.

- Bôi mật ong, mật ong nghệ để trị nhiệt miệng

Một trong những cách chữa nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian chính là sử dụng mật ong nghệ. Hãy trộn mật ong cùng bột nghệ sau đó thoa lên vết loét trong miệng. Nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗn hợp mật ong nghệ sẽ giúp vết loét nhanh bình phục và không để lại sẹo.

Cách phòng tránh nhiệt miệng 

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiệt miệng trong những ngày hè oi nóng, hãy áp dụng các cách phòng tránh nhiệt miệng sau:

- Hạn chế ăn đồ cay, nóng nhất là trong những ngày hè nóng bức. Việc ăn quá nhiều đồ cay, nóng sẽ khiến cơ thể dễ bị nổi mụn, gan nóng, tích tụ quá nhiều độc tố làm suy giảm chức năng gan.

- Không uống quá nhiều rượu bia, hoặc đồ chiên rán, đồ ngọt

- Nên bổ sung nhiều rau, củ quả vào bữa ăn hàng ngày. Ăn nhiều thực phẩm có tính mát để cơ thể thanh nhiệt, giải độc

- Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả

- Lấy cao răng theo định kỳ để ngừa các bệnh răng miệng, viêm nướu và hạn chế tối đa môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi.

Theo Lan Ngọc - Gia đình mới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X