Hotline 24/7
08983-08983

5 tác dụng phụ cực nguy hiểm của trà chanh

Nếu được chứng kiến tận mắt với khu pha chế trà chanh vỉa hè, cảnh tượng có lẽ sẽ khiến không ít người phải rùng mình lo sợ.

Bạn có dám chắc 100% nước uống đổ vào hàng trăm cốc trà chanh mỗi tối (của một quán trà) là nước được đun sôi? "Đá sạch" trong mỗi cốc bạn uống liệu có phải đều được làm từ nước đun sôi? Nếu được chứng kiến tận mắt với khu pha chế trà chanh vỉa hè, cảnh tượng có lẽ sẽ khiến không ít người phải rùng mình lo sợ.

Ai cũng thích uống trà chanh nhưng họ không biết 5 tác dụng phụ cực nguy hiểm này
Ảnh: VOV

Trao đổi với Chất Lượng Việt Nam, anh Nguyễn Phúc (Ngã tư sở, Hà Nội) cho biết, chiều tối, nhất là vào khoảng 8 - 10h tối, loạt các quán trà chanh vỉa hè gần nhà anh đông kín khách. Mỗi lần thay cốc và ống hút, người bán đều chỉ trán qua và hong khô lại để dùng cho lượt khách kế tiếp.

Còn chị Mai (Cầu giấy, Hà Nội) lại khẳng định: "Trước cô định bán nên biết, toàn Bột chè Trung Quốc và đường hóa học mới có lời cao chứ ít quán có chè tươi như quảng cáo lắm".

Những cốc trà chanh mát lạnh tưởng chừng như vô hại này lại ẩn chứa những tác dụng phụ nguy hại, mà bất cứ ai - dù là một dân "nghiện" trà chanh thực thụ khi nghe đến cũng phải giật mình lo ngại.

1. Chia sẻ về những nguy hại của trà chanh đối với sức khỏe, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho hay, việc ăn uống ở vỉa hè tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh vì đa số đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, trà chanh vỉa hè không phải là loại thức uống đóng chai, không được quản lý và kiểm định. Người kinh doanh muốn tăng lợi nhuận thường sử dụng bột trà xuất xứ từ Trung Quốc và đường hóa học, vì 1 kg đường hóa học có thể thay thế 400 kg đường thông thường.

Nguy hiểm hơn, người bán thường sử dụng chất thơm giá rẻ chứa không ít độc tố để pha chế trà chanh, gây nguy hại cho người tiêu dùng.

2. Uống trà chanh không đảm bảo vệ sinh có thể bệnh đường ruột

Ai cũng thích uống trà chanh nhưng họ không biết 5 tác dụng phụ cực nguy hiểm này
Ảnh: Kiến thức

3. GS.TS Hồ Bá Do, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng, thông tin tại hội thảo “Khỏe và an toàn để tận hưởng cuộc sống” diễn ra sáng 23/7/2013 cho hay, 9 mẫu nước uống đường phố thông thường như nước mía, nước ngô, nước trà đá, nước nhân trần, nước vối... đã được lấy tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội như phố Nhà Thờ, Phố Cát Linh, Đê La Thành.. và xét nghiệm khách quan tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam.

Kết quả cho thấy, 7/9 mẫu nước uống trên (chiếm 80% mẫu) nhiễm khuẩn E.coli, gồm 1 mẫu nước trà chanh lấy ở phố Nhà Thờ (quận Hoàn Kiếm), mẫu nước vối ở Hoàng Cầu, mẫu nước nhân trần ở Đê La Thành, mẫu nước ngô ở Cát Linh.. 100% các mẫu này đều nhiễm B.cereus (vi khuẩn gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn thực phẩm); 33% vượt hàm lượng vi khuẩn hiếu khí (đối với tiêu chuẩn thực phẩm chức năng); 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc; 33% phát hiện hàm lượng kim loại nặng (Pb, Hg, Cd). Trong đó, hàm lượng Pb trong mẫu nước trà xanh, nước nhân trần đều vượt giới hạn cho phép.

Khi bạn uống phải nước không tinh lọc nhiễm khuẩn E.coli, B.cereus, chứa hàm lượng men mốc, kim loạt vượt quá giới hạn cho phép có thể bị ngộ độc cấp tính, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là các loại nấm mốc khi xâm nhập vào cơ thể sẽ lặng lẽ phá hủy hệ thống miễn dịch, lâu dần gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, suy thận, sỏi thận.. làm tăng nguy cơ bị ung thư.

4. Nhiễm độc các bộ phận trong cơ thể

Nếu bạn uống phải nước nhiễm kim loại nặng từ trà chanh có thể gây nhiễm độc các cơ quan của cơ thể, ảnh hưởng đến xương, não, phá vỡ hồng cầu, gây rối loại chức năng gan, loãng xượng, tăng huyết áp, thiếu máu, dị dạng thai nhi…

5. Tăng nguy cơ ung thư

Theo Dũng Linh - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X