Hotline 24/7
08983-08983

5 nguyên nhân trẻ nôn ra máu tươi

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ ói kèm theo máu tươi, mẹ cần phải cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ.

Những nguyên nhân trẻ nôn ra máu

Trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời và đưa tới bệnh viện. Khi biến chứng xảy ra, trẻ thường có dấu hiệu xanh tái, lừ đừ, đau bụng và tiêu ra phân đen.

Khi làm xét nghiệm sẽ thấy bé bị thiếu máu và sốt xuất huyết Dengue thể xuất huyết tiêu hóa nặng. Vì vậy, khi bố mẹ tự điều trị ở nhà, bệnh không khỏi có thể khiến trẻ ói ra máu tươi.

Đau dạ dày

Đau dạ dày không còn là căn bệnh hiếm ở trẻ nhỏ. Rất nhiều bố mẹ lầm tưởng hiện tượng con đau bụng, nôn, khóc là do bị rối loạn tiêu hóa mà ít ngờ con bị đau dạ dày. Chỉ tới khi trẻ xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, bố mẹ mới lo lắng đưa con tới bệnh viện.

Bệnh lý này thường không rõ ràng nên ít bố mẹ nhận thấy ngay từ đầu, bệnh thường diễn biến nặng, bố mẹ mới phát hiện ra.

942-so-sinh
Ảnh minh họa

Trẻ bị giãn tĩnh mạch cửa gan

Đây là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng không nằm ngoại lệ. Khi bị giãn tĩnh mạch, máu từ ruột và lách không thể qua gan trở về tim như bình thường, ứ đọng trong thực quản hoặc dạ dày và làm căng giãn quá mức, vỡ và gây chảy máu tiêu hóa ồ ạt. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời rất nguy hiểm tới tính mạng.

Lạm dụng thuốc hạ sốt ibuprofel

Ibuprofel là thuốc hạ sốt cực kỳ hiệu quả đối với các bệnh nhi bị chân tay miệng, nhưng lại đại kỵ với những bệnh nhân sốt xuất huyết. Nếu bố mẹ cho con sử dụng thuốc hạ sốt ibuprofel khi đang bị sốt xuất huyết, trẻ sẽ bị chảy máu niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa và cụ thể là sẽ nôn ra máu tươi.

Do bú mẹ

Nếu trẻ bú mẹ mà đầu ti của mẹ bị nứt và có máu, trẻ sẽ nôn ói có kèm theo màu đỏ sẫm (màu của máu trẻ nuốt vào).

Nên làm gì khi trẻ nôn ra máu?

Đối với trường hợp nôn ra máu nhẹ

Nếu trẻ nôn ra máu dưới 50ml/lần/ngày, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng vùng miệng của trẻ. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra.

Việc trẻ nôn ra máu với số lượng ít có thể do xuất huyết tiêu hóa nhẹ không đáng lo, tuy nhiên, việc làm các xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ và phòng tái phát.

Đối với trường hợp nôn ra máu nặng

Nếu trẻ nôn ra máu từ 100ml - 200ml/lần thì trẻ có nguy cơ mất máu rất cao. Nếu bố mẹ không kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện có thể khiến con tử vong vì thiếu máu, đặc biệt với những trẻ bệnh nặng, nôn liên tục và nôn nhiều máu.

Trong trường hợp này, bố mẹ cần bình tĩnh, giữ trẻ ở tư thế nghiêng, dùng khăn lau sạch miệng cho trẻ. Vừa thực hiện chăm sóc trẻ, vừa di chuyển đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh nôn ra một ít máu có màu nâu sẫm, mẹ hãy kiểm tra xem đầu vú có bị nứt và trẻ có nuốt phải máu không. Nếu trẻ nuốt phải một chút máu từ đầu vú mẹ thì không cần lo lắng. Nếu không thì ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện.

Theo TH - Sức khỏe Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X