Hotline 24/7
08983-08983

5 lầm tưởng về bệnh ung thư

Ở Anh, cứ mỗi 2 phút lại có một người được chẩn đoán mắc ung thư. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều những lầm tưởng về căn bệnh này cần được làm rõ.

Ảnh minh họa

Lầm tưởng 1: Thái độ của người bệnh sẽ quyết định tiên lượng

Gần đây, có rất nhiều tranh cãi về tác động của việc suy nghĩ tích cực lên sức khỏe, đặc biệt là khi mắc các bệnh nghiêm trọng.

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như loại ung thư, mức độ phát triển cũng như tốc độ phát triển của bệnh. Một người bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ có tỉ lệ sống sót cao hơn do ung thư chưa có đủ thời gian để phát triển lớn hay xâm lấn. Các yếu tố như tuổi tác và tình trạng sức khỏe trước khi có bệnh hay cách cơ thể phản ứng với điều trị cũng có ảnh hưởng tiên lượng bệnh.

Nhiều bệnh nhân ung thư có chia sẻ rằng việc giữ một thái độ tích cực giúp họ chống chọi được với bệnh tật. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng tiên lượng bệnh của họ sẽ phụ thuộc vào thái độ tích cực đó.

Quá trình điều trị ung thư có thể là một trải nghiệm đáng sợ. Người bệnh ung thư có thể cảm thấy bất lực và có thể quá mệt mỏi để giữ được một thái độ tích cực, nhưng điều đó không có nghĩa họ không thể sống sót. Một thái độ tích cực có ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau. Vì vậy, không người bệnh nào nên bị áp lực về việc phải cảm thấy hay cư xử theo một cách nhất định nào đó.

Lầm tưởng 2: Khỏi bệnh đồng nghĩa với không còn gì lo lắng

Khi nghe tin bệnh ung thư đi vào giai đoạn thuyên giảm, đó hẳn là một điều đáng mở tiệc ăn mừng với nhiều người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa cuộc sống của họ sẽ quay trở lại như trước khi được chẩn đoán mắc ung thư.

Khi biết mình mắc ung thư, người bệnh có thể trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau trong một thời gian ngắn. Có những người có thể cảm thấy ổn, nhưng cũng có những người cảm thấy rất khó để thích nghi được với cuộc sống sau những lần điều trị. Bệnh ung thư có thể là một điều làm thay đổi cuộc sống của nhiều người. Họ không đơn giản chỉ việc ngừng cảm nhận những ảnh hưởng của căn bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần sau khi đã kết thúc quá trình điều trị. Nếu quá trình điều trị bệnh đã làm cơ thể họ theo một cách nào đó, thì chắc chắn cách họ nhìn chính bản thân cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Không những vậy, nhiều bệnh nhân ung thư còn cảm thấy tội lỗi vì đã sống sót, đặc biệt là ở những trường người có bạn bè hoặc người thân đã qua đời vì chính căn bệnh ung thư này.

Những người sống sót khỏi ung thư cũng phải đối mặt với nhiều thử thách, một trong số đó chính là những một loạt những cảm xúc họ có thể sẽ phải trải qua. Những cảm xúc như cô đơn, nhẹ nhõm, tức giận, hay mất niềm tin có thể là những cảm xúc đến rồi lại đi. Những người khác nhau sẽ có những cảm xúc khác nhau. Vì vậy, họ rất cần sự thấu hiểu và ủng hộ từ những người bên cạnh, kể cả khi quá trình điều trị đã kết thúc.

Lầm tưởng 3: Bạn chắc chắn sẽ bị ung thư nếu trong gia đình bạn cũng có người bị bệnh

Sự thật đúng là có những loại ung thư, bao gồm ung thư vú, buồng trứng, ung thư ruột và tuyến tiền liệt, có những yếu tố liên quan đến di truyền. Nhưng chỉ có khoảng 5% các ca trong số ấy là có liên quan đến tiền sử bệnh của gia đình.

Có rất nhiều các yếu tố nguy cơ khác nhau cho ung thư bao gồm tuổi tác, lối sống, chế độ ăn uống, các yếu tố môi trường và nghề nghiệp, thậm chí cả các loại virus. Ta thường có chung các yếu tố nguy cơ với các thành viên trong gia đình. Điều này có thể lí giải vì sao một vài loại ung thư có yếu tố gia đình. Ta có thể tự giảm thiểu các nguy cơ cho chính bản thân bằng cách thay đổi những thói quen sống như tập luyện thể chất thường xuyên, ăn uống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe dưới ánh nắng mặt trời và bỏ thuốc lá.

Lầm tưởng 4: Ung thư chính là án tử

Tuy thái độ và cách nghĩ về bệnh ung thư đã thay đổi rất nhiều trong các thập kỉ gần đây, nhưng ở những năm 60, ung thư đứng thứ 2 trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (chỉ sau bệnh tim).

Ngày nay, bị bệnh ung thư không đơn giản có nghĩa là bạn sẽ chết. Các loại ung thư khác nhau có tỉ lệ tử vong khác nhau dựa trên tốc độ tiến triển và mức độ dễ điều trị của từng loại ung thư đó. Ví dụ, tỉ lệ sống sót của ung thư tinh hoàn ở UK có thể lên tới 98% trong khi tỉ lệ này của ung thư tụy chỉ ở mức 1%.

Điều trọng yếu là những người đã bị ung thư hay đang sống chung với bệnh phải có được tất cả sự ủng hộ họ cần để có chất lượng cuộc sống tốt, bất kể tiên lượng bệnh của họ có thế nào. Những người được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn cuối cần có được những sự hỗ trợ thiết thực để họ có thể chết ở nơi họ chọn, ví dụ như ở viện, ở nhà, hay một nơi khác và giúp họ chuẩn bị tinh thần cho những điều sắp đến.

Lầm tưởng 5: Nên nghỉ ngơi khi bị ung thư

Khi bị ung thư, cơ thể sẽ phải chịu đựng rất nhiều, không chỉ ảnh hưởng của chính căn bệnh và quá trình điều trị khốc liệt mà còn từ những căng thẳng từ cảm xúc. Tuy vậy, cách nghĩ rằng bệnh nhân ung thư nên tránh tất cả các hoạt động thể chất có thể đang làm hại họ nhiều hơn là giúp họ.

Việc nghĩ rằng nếu bị ung thư thì cần phải nghỉ ngơi là một lầm tưởng phổ biến. Ngày nay ta đã biết, nếu so sánh hoạt động thể chất với một loại thuốc thì đó sẽ là một loại thuốc thần kì. Vận động nhiều hơn trong và sau quá trình điều trị có thể giúp với các tác dụng phụ của việc điều trị như mệt mỏi hay loãng xương. Hơn nữa, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng vận động nhiều có thể giúp làm chậm quá trình phát triển và xâm lấn hoặc giảm cơ hội bệnh tái phát.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X