Hotline 24/7
08983-08983

5 kiêng cữ sau sinh chuẩn nhất theo khoa học

Kiêng cữ sau sinh từ lâu đã trở thành vấn đề quen thuộc đối với các chị em bỉm sữa.

Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết kiêng cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học để vừa hồi người nhanh chóng lại không hại mình hại con.

Nhiều bà đẻ quá tuân theo những kiêng cữ cổ hủ như nằm than trong phòng kín, “nhịn” gội đầu, tắm rửa cả tháng trời,… không những không mang lại lợi ích gì mà còn có thể khiến cả mẹ lẫn con phải đối diện với những hậu quả khôn lường.

Dưới đây là những kiêng cữ quan trọng nhất chuẩn theo khoa học, các mẹ có thể tham khảo và làm theo để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và con mới sinh.

1. Không vận động, tập thể dục nặng

Sau khi sinh, đúng là mẹ nên cố gắng vận động cơ thể để các cơ quan nội tạng được hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, chị em hãy tuyệt đối nói không với các bài tập nặng hoặc vận động phải dùng sức quá nhiều. Một số bà mẹ lo sợ vóc dáng sồ sề khó thon gọn sau khi sinh nên tích cực quấn bụng, tập luyện ngay từ sớm.


Nhưng các mẹ đã không biết rằng, những động tác nặng nề, dùng sức quá nhiều có thể gây tác động xấu đến tử cung, âm đạo và vùng xương chậu. Chị em nên nhớ, có một số tổn thương trong cơ thể sau khi “vượt cạn” mắt thường sẽ không thể nhìn thấy được nên tốt nhất vẫn nên chú ý kiêng khem, nghỉ ngơi hợp lý.

Mẹ đừng vội vàng và dùng quá nhiều sức, hãy khởi động bằng những động tác, bài tập nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần và tập trung chăm sóc con tốt hơn.

2. Không nên quan hệ tình dục

Trong những tháng đầu sau sinh, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi và vẫn chưa thể quay về trạng thái bình thường như lúc trước. Đối với những mẹ sinh thường, vết rạch tầng sinh môn và âm đạo chưa trở lại kích thước ban đầu là những trở ngại lớn nhất khiến chị em chưa thể sẵn sàng cho “chuyện ấy”.


Với các mẹ sinh mổ, vết mổ sẽ dễ bị động và nhiễm trùng nếu quan hệ quá sớm cũng là lý do khiến bà đẻ nhất định phải kiêng quan hệ ít nhất là 1 tháng sau sinh. Bên cạnh đó, khi cơ thể mẹ vẫn còn chưa ra hết sản dịch và xương chậu vẫn còn cảm giác đau thì người chồng cũng nhất định phải biết “giữ” cho vợ.

Lý do là việc này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu và cực kỳ nguy hiểm đến với sức khỏe của bà đẻ về sau. Không những thế, nội tiết tố chưa hoạt động trơn tru như bình thường sẽ khiến các mẹ giảm cảm giác ham muốn và quan hệ quá sớm sẽ không phải là một vấn đề dễ chịu đối với chị em sau sinh.

3. Không ăn thực phẩm lạnh, thức ăn cũ

Chế độ ăn uống sau khi sinh cũng quan trọng không kém gì chế độ ăn lúc các mẹ đang mang thai. Trong giai đoạn này, cơ thể của mẹ vô cùng yếu ớt lại phải tiết sữa nuôi con nên càng cần nhiều dinh dưỡng hơn để có thể đảm bảo sức khỏe bản thân, đồng thời đủ lượng sữa cho con bú.


Nhiều mẹ lo sợ bệnh tật nên đã loại bỏ kha khá những loại thực phẩm trong giai đoạn ở cữ. Tuy nhiên, các bác sĩ đã cảnh báo rằng kiêng khem quá mức sẽ khiến chị em dễ bị suy nhược vì không đủ chất. Mẹ chỉ cần tránh xa những thức ăn có tính hàn, thức ăn cũ để qua đêm dễ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, chị em cũng không nên ăn thức ăn có mùi tanh như cá, ốc,… hoặc có vị chua như xoài non, me,… quá sớm sẽ không tốt cho sức khỏe của bà đẻ.

4. Không tự ý sử dụng thuốc

Mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi trong thời gian ở cữ nhất là khi còn nuôi con bằng sữa mẹ. Lý do vô cùng đơn giản vì những loại thuốc này sẽ đi theo nguồn sữa và gây ra những tác động không nhỏ đến con khi bé bú mẹ.

Kết quả hình ảnh cho Không tự ý sử dụng thuốc

Tất cả các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc ngủ, trị mụn,… đều không phù hợp khi mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bị bệnh hoặc cảm thấy không khỏe, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì tự tiện sử dụng thuốc trong giai đoạn ở cữ.

5. Giữ ấm cơ thể

Một trong những điều vô cùng quan trọng mọi bà đẻ nên nhớ đó chính là luôn phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong tháng đầu tiên ở cữ. Nhiều bà mẹ tin tưởng các phương pháp dân gian nên không ngại chịu nóng nực nằm hơ than với mong muốn cơ thể được giữ ấm khỏe mạnh.

Kết quả hình ảnh cho Giữ ấm cơ thể

Tuy nhiên, các chuyên gia đã chứng minh phương pháp này vô cùng phản khoa học và có thể gây ra nhiều hệ lụy như ngộ độc khí CO2, cháy, bỏng,…

Thay vì nằm than, có nhiều cách khác sẽ giúp giữ ấm cơ thể mẹ nên áp dụng như chú ý mặc ấm, chườm ấm bụng, ăn uống đồ nóng, không mở máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp,…

Theo Gia đình Mới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X