Hotline 24/7
08983-08983

5 bí quyết cực độc giúp mẹ dễ sinh đôi

Hầu như việc mang thai đơn hay thai đôi là không thể kiểm soát được tuy nhiên cũng có một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang đa thai.

Nhiều chị em phụ nữ thường ao ước được mang bầu đôi vì cảm giác nhìn hai "thiên thần" giống hệt nhau cùng lớn lên chắc hẳn sẽ rất tuyệt. Bên cạnh đó, mang bầu đôi cũng "có vẻ" sẽ tiết kiệm sức lực và thời gian hơn.

Đáng tiếc rằng việc mang thai đơn hay thai đôi lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn nếu thụ thai tự nhiên. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai đôi chủ yếu là di truyền, chủng tộc và tuổi tác.

Ví dụ như trong dòng họ đã có người mang thai đôi sẽ tăng tỉ lệ sinh đôi của bạn hay người Mỹ gốc Phi tỉ lệ thụ thai đôi nhiều hơn so với người da trắng còn tỉ lệ mang thai đôi ở người châu Á là thấp nhất.

Tuy vậy, vẫn có một vài cách tự nhiên để giúp mẹ tăng khả năng mang thai đôi.

1. Sinh con khi ngoài 30 tuổi

Khi bước qua ngưỡng tuổi 30, chu kỳ rụng trứng không còn ổn định. Điều này rất có thể dẫn đến trong một chu kì dễ rụng trứng 2 nang cùng một lúc.

Sau 35 tuổi, khả năng mang song thai cao gấp đôi so với khi dưới 25 tuổi. Tỉ lệ sinh đôi ở các bà mẹ trên 45 tuổi là 17%. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vì càng lớn tuổi thì tỉ lệ đậu thai càng thấp, tỉ lệ sảy thai cao; cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mang bầu đôi là hiện tượng tự nhiên nhưng có một số yếu tố kích thích rụng trứng có thể tăng tỉ lệ mang thai đôi.

2. Ăn nhiều các loại củ nâu

Một thị trấn nhỏ ở Nigeria có tỷ lệ sinh đôi cao nhất trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng có thể do họ thường xuyên ăn khoai mỡ và sắn.

Nghiên cứu cho thấy một hóa chất trong các loại củ thuộc họ củ nâu như khoai mỡ, củ mài, củ từ,... có tác dụng kích thích số lượng hormone progestorone tăng lên, làm tăng khả năng rụng hơn 1 trứng trong thai kì.

3. Người béo dễ mang thai đôi

Tăng trọng lượng cơ thể được chứng minh sẽ giúp tăng cơ hội mang thai đôi của mẹ bầu. Khi số cân nặng tăng, cơ thể cũng sản sinh các hormone estrogen và progestorone nhiều hơn, tác động trực tiếp đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng.

Số phụ nữ có chỉ số IBM lớn hơn 30 có tỉ lệ mang thai đôi nhiều hơn những phụ nữ có cân nặng đạt chuẩn IBM từ 18-25.

Tuy vậy, cũng giống như sinh con ở độ tuổi lớn, mẹ béo phì mang thai có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ và khi sinh nở.

Mẹ lớn tuổi hay bị béo phì dễ mang thai đôi nhưng lại có nguy cơ cao gặp biến chứng. (Ảnh minh họa).

4. Tiếp tục cho con bú

Theo một nghiên cứu, phụ nữ thụ thai khi vẫn đang cho con bú có khả năng mang thai đôi cao gấp chín lần.

5. Thụ thai ngay sau khi ngừng thuốc


Nếu một người phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai trong vòng sáu tháng hoặc nhiều hơn, cơ thể đã bắt đầu điều chỉnh để kiểm soát hormone.

Vì vậy, khi dừng uống thuốc, cơ thể bắt đầu điều tiết một lần nữa, dẫn đến kích thích hormone quá nhiều. Điều này khiến buồng trứng rụng hơn 1 trứng trong một hoặc hai chu kỳ đầu tiên sau khi ngừng thuốc.

Theo Giáo Dục Và Thời Đại

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X