Hotline 24/7
08983-08983

4 trường hợp thận trọng khi uống cà phê

Có một số người phải ngừng hẳn hoặc giảm lượng cà phê đang sử dụng. Dưới đây là 4 trường hợp thận trọng khi uống cà phê.

4 truong hop than trong khi uong ca phe hinh anh
Có một số người phải ngừng hẳn hoặc giảm lượng cà phê đang sử dụng.

Đối với đa số người dùng thì với các liều lượng 200-300mg, hoặc khoảng từ 2-3 tách cà phê mỗi ngày là vô hại. Nhưng trong một số trường hợp nào đó, ngay với lượng kể trên, có thể vẫn phải đặt ra giới hạn hoặc ngừng sử dụng đồ uống này. Khoảng chừng một giờ sau khi sử dụng, sẽ bắt đầu cảm thấy tác động của cà phê.

Người uống cà phê sẽ cảm thấy tỉnh táo, năng động và làm việc có hiệu quả hơn. Trạng thái ủ rũ tan biến, hiện tượng mệt mỏi cũng chẳng còn. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số trường hợp dưới đây thì bạn sẽ phải xem xét lại việc sử dụng cà phê của mình.

1- Có những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy liều lượng bạn đang sử dụng gây bất lợi cho sức khoẻ: Cho dù việc sử dụng cà phê ở mức độ vừa phải không gây tác hại cho cơ thể, nhưng lượng sử dụng quá nhiều sẽ gây tác động xấu. Lượng cà phê sử dụng hằng ngày trên 500-600mg, hoặc từ 4-7 tách, có thể gây ra các rối loạn như trạng thái kích thích, bất an, lo lắng, run cơ, mất ngủ, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc các rối loạn dạ dày - ruột khác, nhịp tim bất thường.

2- Trong trường hợp cơ thể quá mẫn cảm với chất caffein: Nếu bạn thuộc diện mẫn cảm với chất caffeine, có nghĩa là chỉ mới uống một tách cà phê hoặc trà đã thấy xuất hiện kết quả không mong muốn như lo âu, bất an và trạng thái kích thích. Càng mẫn cảm với caffeine bao nhiêu, càng cần giảm liều lượng caffeine bấy nhiêu trước khi để các tác động xấu do caffeine xuất hiện.

3- Sự mẫn cảm đối với cà phê in còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khối thể trọng (người có thể trọng thấp cảm nhận tác động của caffeine sớm hơn người dư thừa trọng lượng), tiền sử sử dụng cà phê (người không thường xuyên uống cà phê thường dễ bị các rối loạn do tác động của cà phê hơn là những người quen uống). Ngoài ra, tình trạng căng thẳng thần kinh tâm lý cũng có thể làm gia tăng các rối loạn do caffeine.

4 - Nên thận trọng khi sử dụng cà phê khi đang dùng thuốc điều trị, bởi một số thuốc có tác dụng tương hỗ bất lợi khi được sử dụng đồng thời với cà phê. Một số kháng sinh như Ciprofloxacin và Norfloxacin có thể làm chậm sự đào thải của caffeine ra khỏi cơ thể, do đó làm tăng các phản ứng không mong muốn.

Cũng vì vậy, việc uống cà phê trong khi điều trị thuốc giãn phế quản Theophylline có thể làm tăng đậm độ của thuốc này trong máu gây các phản ứng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim...

Theo BS Lê Quang Hồng - Kiến thức

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X