Hotline 24/7
08983-08983

4 thực phẩm giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Dù không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị, bổ sung một số thực phẩm giúp hạ đường huyết có thể giúp người bệnh đái tháo đường giảm lượng thuốc sử dụng.

Người bệnh có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ dùng quế
Người bệnh có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ dùng quế

Dưới đây là 4 loại thực phẩm giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường:

Quế

Công dụng: Quế có thể giúp các tế bào phản ứng tốt hơn với insulin, cho phép đường đi vào các tế bào và từ đó giúp hạ đường huyết. Một nghiên cứu trên những người tiền đái tháo đường (đường huyết lúc đói trong khoảng 100 - 125 mg/dL) cho thấy, bổ sung 250mg chiết xuất quế trước bữa sáng và bữa tối trong vòng 3 tháng có thể giúp họ giảm 8,4% chỉ số đường huyết lúc đói so với những người dùng giả dược.

Một nghiên cứu khác trên những người bệnh đái tháo đường type 2 cũng chỉ ra rằng, bổ sung 120 - 360mg chiết xuất quế trước khi ăn sáng trong vòng 3 tháng giúp người bệnh giảm 11 - 14% chỉ số đường huyết lúc đói. Ngoài ra, chỉ số HbA1c của họ cũng giảm từ 0,67 - 0,92%.

Liều dùng: Người bệnh đái tháo đường có thể dùng 250mg chiết xuất quế, chia làm 2 lần trong ngày trước bữa ăn. Nếu dùng quế ở dạng bột hoặc nguyên thanh, bạn có thể bổ sung 500mg quế, chia làm 2 lần trong ngày.

Nhân sâm Mỹ

Nhân sâm giảm kháng insulin, hạ đường huyết cho người bị đái tháo đường
Nhân sâm giảm kháng insulin, hạ đường huyết cho người bị đái tháo đường

Công dụng: Nhân sâm Mỹ có thể cải thiện phản ứng của các tế bào với insulin và tăng cường khả năng sản sinh insulin của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung nhân sâm Mỹ có thể làm giảm 20% lượng đường huyết sau ăn cho người bệnh đái tháo đường type 2. Nếu dùng đều đặn trong vòng 2 tháng, người bệnh cũng có thể giảm 10% chỉ số đường huyết lúc đói.

Liều dùng: Tiêu thụ 1gr nhân sâm Mỹ trong khoảng 40 phút trước 3 bữa ăn chính. Không dùng quá sớm vì có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp.

Lưu ý: Nhân sâm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu Warfarin. Ngoài ra, nhân sâm có thể kích thích hệ miễn dịch, ảnh hưởng tới các thuốc ức chế miễn dịch.

Thực phẩm giàu probiotics

Công dụng: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, thực phẩm giàu probiotics có thể giúp ổn định đường huyết thông qua giảm viêm và ngăn chặn sự phá hủy tế bào tuyến tụy (tế bào sản sinh insulin). Ngoài ra, các lợi khuẩn đường ruột còn giúp cải thiện quá trình cơ thể chuyển hóa carbohydrate.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường type 2 bổ sung thực phẩm giàu probiotics trong ít nhất 2 tháng có thể giúp giảm 16mg/dL đường huyết lúc đói và giảm 0,53% chỉ số HbA1c. Đặc biệt, bổ sung nhiều hơn một chủng lợi khuẩn trong thực phẩm có thể giảm tới 35mg/dL chỉ số đường huyết lúc đói.

Liều dùng: Hãy sử dụng những loại thực phẩm giàu probiotics với nhiều loại lợi khuẩn như L. acidophilus, B. bifidum và L. rhamnosus.

Lưu ý: Người có hệ miễn dịch suy giảm nặng nên cẩn thận khi tiêu thụ thực phẩm giàu lợi khuẩn.

Nha đam/lô hội

Công dụng: Nhiều nghiên cứu trên chuột cho thấy, nha đam có thể kích thích sản sinh insulin trong các tế bào tuyến tụy. Cụ thể, người bệnh đái tháo đường type 2 bổ sung nha đam trong 4 - 14 tuần có thể giảm chỉ số đường huyết lúc đói xuống 46,6mg/dL, giảm chỉ số HbA1c xuống 1,05%. Đặc biệt, nước nha đam có tác động rõ ràng nhất ở những người có chỉ số đường huyết lúc đói trên 200mg/dl.

Liều dùng: Bạn có thể bổ sung 1.000mg nha đam (dạng viên nang) mỗi ngày, hoặc 2 thìa canh (khoảng 30ml) nước ép nha đam tươi mỗi ngày.

Lưu ý: Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Đặc biệt không sử dụng nha đam chung với thuốc tim mạch Digoxin.

Theo Healthline/Healthplus

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X