Hotline 24/7
08983-08983

4 nguyên nhân khiến tử cung mẹ dễ bị "tàn phá", mổ lấy thai đứng hàng đầu

Khi tử cung bị tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn, nếu mẹ mang thai có thể gặp phải một số nguy hiểm nhất định.

Tử cung là bộ phận cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ. Đó không chỉ là "ngôi nhà" giúp nuôi dưỡng những đứa con trong những tháng ngày đầu tiên mà còn có chức năng bảo vệ buồng trứng. Chính vì vậy, chị em phụ nữ phải chăm sóc và bảo vệ tử cung hết sức cẩn thận. Dưới đây là những hành vi gây tổn thương tử cung nhiều nhất.

1. Mổ lấy thai

Mổ lấy thai sẽ để lại một vết sẹo trên tử cung nên các bác sĩ luôn khuyến khích các mẹ bầu nên đẻ thường nếu có thể. Ngoài ra, khi sinh mổ, mẹ còn có nguy cơ bị sốc gây tê, biến chứng mổ và sau mổ thì có thể bị tổn thương ruột, bàng quang, băng huyết sau sinh hoặc vỡ tử cung.

Mổ lấy thai sẽ tạo thành một vết sẹo dài trên tử cung. (Ảnh minh họa)

2. Phá thai

Phá thai lặp lại trong thời gian ngắn là nguyên nhấn chính gây tổn thương tử cung. Nếu thao tác phẫu thuật không đúng có thể dẫn đến thủng tử cung, nhiễm trùng, dính cổ tử cung, gây ra vô sinh thứ phát.

Theo các bác sĩ, một người phụ nữ không nên phá thai quá 3 lần trong đời và trong vòng 1 năm không nên quá 2 lần.

3. Mang thai liền nhau

Sau khi sinh, tử cung cần một thời gian thích hợp để hồi phục. Nếu mang thai quá dày, tử cung sẽ rơi vào tình huống "làm việc quá sức" và tăng tỉ lệ bị nhiễm các bệnh liên quan.

Hai lần mang thai nên cách nhau khoảng hơn 2 năm để tử cung và cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn. (Ảnh minh họa)

Theo lời khuyên của các chuyên gia, hai lần mang thai nên cách nhau từ 2-5 năm. Việc mang thai cách nhau dưới 1 năm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của người mẹ; mang thai cách nhau 12 - 18 tháng có thể dẫn tớisinh non, trẻ sinh nhẹ cân, làm tăng nguy cơ vỡ tử cung.Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các lầnmang thaiquá lâu (5 năm trở lên) có nguy cơ tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ.

4. Không nghỉ ngơi tốt sau sinh

Những chị em phụ nữ sau sinh thường xuyên ngồi xổm, làm công việc nặng sẽ gây áp lực lên ổ bụng dẫn đến biến chứng sa tử cung. Sa tử cung cực kỳ nguy hiểm vì nếu không được phát hiện và xử lý sớm, tử cung rất dễ bị nhiễm trùng và cuối cùng là phải cắt bỏ.

Sau sinh, mẹ phải tránh bê vác vật nặng và ngồi xổm nhiều để đề phòng sa tử cung. (Ảnh minh họa)

Tử cung là "cái nôi" của sự sống là "sức khỏe" của nó có tác động trực tiếp đến khắp cơ thể người phụ nữ. Chính vì vậy, mỗi người đều phải có ý thức tự bảo vệ bộ phận quan trọng nhất này của mình.

Theo Minh An - Khám phá/ Sohu

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X