Hotline 24/7
08983-08983

4 cách xoa bóp và vận động chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Người bệnh cần biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, kiểm soát cơn đau ập đến bất ngờ bằng các cách xoa bóp làm giảm nhẹ các cơn đau.

Khi mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, vấn đề tập luyện và tự xoa bóp để chữa và phòng bệnh tái phát có ý nghĩa hết sức quan trọng.

tri-thoai-hoa-dot-song-co
Tập luyện và tự xoa bóp để chữa và phòng bệnh tái phát có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vì người bệnh mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên vùng cần quan tâm nhất là cổ, mỗi ngày bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng sau cổ, vai gáy, vùng đầu và cả hai tay. Khi đó, các dây thần kinh sẽ thoát khỏi sự chèn ép từ đó làm giảm đau nhức. Khi xoa bóp, người bệnh nên để đầu óc thư giãn, thoải mái sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.

4 cách xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ

Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu, tiến hành tuần tự các thao tác sau đây:

- Xoa bóp vùng cổ: dùng tay bên phải xoa bấm vào các đốt sống cổ đều đặn từ trên xuống trong khoảng 4-5 phút.

- Xoa bóp cơ gáy: dùng hai bàn tay ôm lấy nhau đan qua vùng sau cổ, kéo qua lại khoảng 10 lần là được.

- Xoa bóp cơ cổ: cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay xoa bóp cơ cổ từ trên xuống.

- Xoa bóp cánh tay: dùng bàn tay trái xoa bóp vùng cánh tay phải từ bả vai xuống khủy tay và thực hiện bên ngược lại. Hoặc có thể hiểu theo cách khác là véo gân dưới nách bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách (huyệt cực tuyền) bên đối diện sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống các ngón tay.

Thoái_hóa_đốt_sống_cổ_là_gì_và_điều_trị_như_thế_nào
Người bệnh có thể xoa bóp vào thời gian rảnh, buổi sáng hoặc buổi tối đều được.

Vỗ hoặc đấm cánh tay: chụm các ngón và bàn tay vỗ phía trên cánh tay bên kia hoặc đấm nhẹ từ xuống hai bàn tay, sau đó thực hiện cho bên ngược lại.

Đây là những cách xoa bóp thoái hóa đốt sống cổ dùng tay tác động đến vùng cổ khá dễ thực hiện ngay tại nhà. Người bệnh có thể thực hiện vào thời gian rảnh, buổi sáng hoặc buổi tối đều được.

Day ấn các huyệt để giảm đau đốt sống cổ

- Day ấn huyệt phong trì: đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, 8 ngón kia ôm chặt lấy đầu, dùng lực day ấn cả hai huyệt phong trì từ 1 – 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng phía sau đầu là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt.

- Day ấn huyệt kiên tỉnh: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt bên đối diện chừng 1 – 2 phút. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi đầu để xác định 2 đốt xương gồ cao nhất (C7 và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đoạn thẳng nối khe của 2 đốt xương này với mỏm cùng vai.

- Day ấn huyệt hậu khê: dùng ngón tay cái day ấn huyệt bên đối diện từ 1 -2 phút. Vị trí huyệt hậu khê: nắm bàn tay lại, huyệt nằm ở cuối đường tâm đạo của lòng bàn tay, trên đỉnh nếp lồi.

truy-tim-than-duoc-nuoc-nam-dieu-tri-dut-diem-benh-thoai-hoa-dot-song-co
Tìm và day ấn các điểm đau ở cổ và vai (các a thị huyệt), mỗi huyệt từ 1 – 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức.

4 phương pháp tập vận động cột sống cổ

Mắc bệnh xương khớp (thoái hoá đốt sống cổ) nên cần tác động tới xương mỗi ngày, giúp nó săn chắc và khỏe khoắn hơn. Tập thể dục nói chung và tập thể dục buổi sáng nói riêng không chỉ trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà còn có tác dụng to lớn đối với các bệnh về xương khớp.

bai-tap-phong-ngua-benh-thoai-hoa-dot-song-co-hieu-qua-tai-nha
Người bệnh lưu ý không nên tập quá nhiều sẽ làm hại tới xương.

- Nghiêng cổ sang trái rồi sang phải mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng tốt. Phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng.

- Cúi cổ về phía trước, cố gắng để cằm tỳ vào ngực càng nhiều càng tốt, ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai, luân phiên hai động tác mỗi phía từ 10 – 15 lần.

- Quay cổ: cúi đầu phía trước rồi quay cổ về phía vai trái, phía sau, phía vai phải rồi trở lại như trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, luân phiên mỗi chiều 5 lần, yêu cầu động tác phải chậm rãi, liên tục và đều đặn.

- Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, luân phiên mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng một lúc 10 lần

Tuy nhiên cần phải có cách tập hợp lý trong mỗi buổi tập. Người bệnh không nên tập quá nhiều sẽ làm hại tới xương. Mỗi ngày người bệnh thoái hóa đốt sống cổ chỉ cần tập trong vòng 30-40 phút là đủ. Hoặc các bài tập Yoga nhẹ nhàng nhưng tác động sâu tới xương cho chúng chắc khỏe, dẻo dai, phòng và chữa bệnh hiệu quả. 

 Theo Nguyễn Quyên - Sức khỏe Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X