Hotline 24/7
08983-08983

2/10 phụ nữ có thể bị vô sinh vì lạc nội mạc tử cung

Trung bình cứ 100 phụ nữ phải cắt bỏ tử cung thì có khoảng 15 - 20 người bị lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Bệnh có thể gây vô sinh với tỷ lệ 30 - 50% do làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng. Những tổn thương này cản trở nhu động ống dẫn trứng và gây rối loạn phóng noãn...

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung phát triển không đúng vị trí, đi lạc chỗ, đi vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung (lạc nội mạc trong cơ) hoặc “lạc” cả ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng (phúc mạc), thành ruột; thậm chí có khi còn ở trong thận hay phổi... Các tế bào này có nguồn gốc là niêm mạc tử cung nên nó cũng biến đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt, từ đó gây đau.

Những đối tượng dễ mắc bệnh

Chứng lạc nội mạc tử cung chủ yếu tập trung vào những đối tượng trong độ tuổi sinh sản (khi bắt đầu dậy thì và đến khi mãn kinh), bất kì nào có kinh nguyệt đều có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Nguyên nhân của bệnh

Cho tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân thực sự của lạc nội mạc tử cung chưa được chỉ rõ nhưng có một số ý kiến cho rằng tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái, có thể do trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại. Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu khiến bạn bị đau trước khi đến ngày kinh. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau dữ dội khi “đến ngày” là vì vậy. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Hết kinh, "chiến sự" tạm thời lắng dịu, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.

Cũng có ý kiến cho rằng căn bệnh này cũng có thể là do các yếu tố di truyền gây ra.

Triệu chứng của bệnh

Người bị lạc nội mạc tử cung có thể có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tùy cơ quan có tế bào “lạc” đi tới. Ví dụ, nếu lạc nội mạc tử cung ở thận thì có triệu chứng đái ra máu (dễ nhầm với ung thư thận), ở phổi có thể ho ra máu (dễ nhầm với lao phổi). Tuy nhiên, lạc nội mạc chủ yếu xảy ra trong cơ tử cung và vùng bụng dưới nên triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng khi hành kinh. Đây là loại thống kinh thứ phát (vì trước đó có thể hành kinh không kèm theo đau bụng), đau muộn vào ngày thứ hai hoặc ba của kỳ kinh và bệnh càng lâu ngày thì đau càng nặng thêm do các đám niêm mạc tử cung bị lạc chỗ mỗi ngày mỗi to thêm. Đã có không ít trường hợp đau bụng nhiều đến mức chẩn đoán nhầm là viêm phúc mạc, phải mổ cấp cứu. Tuy nhiên, cường độ của cơn đau không tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nó có thể đau sau khi giao ban hoặc cảm thấy đau đớn khi đi tiểu tiện trong thời gian đèn đỏ. Những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cũng có thể bị các vấn đề về tiêu hoá.

Chẩn đoán bệnh

Để nhận biết được chứng bệnh này, người bệnh cần này chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm có thể xác định sự tăng trưởng bất thường của nội mạc tử cung. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác nhất là nội soi.

Điều trị bệnh

Hiện chưa có phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này mà chỉ có thể dùng thuốc để chữa trong các trường hợp bệnh nhẹ và trung bình, người bệnh vẫn mong muốn có con. Với trường hợp nặng, điều trị bằng thuốc không kết quả thì phải phẫu thuật để loại bỏ các nhân lạc nội mạc hoặc cắt bỏ toàn bộ tử cung cùng hai buồng trứng.

Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung đều là các thuốc nội tiết có tác dụng làm thoái triển và làm teo các đám niêm mạc tử cung lạc chỗ. Khi điều trị như vậy thì bản thân các niêm mạc bình thường trong tử cung cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây nên những bất thường về kinh nguyệt, đặc biệt là vô kinh. Vì vậy, việc dùng thuốc phải do bác sĩ chỉ định, cân nhắc sau khi đánh giá cụ thể mức độ nặng, nhẹ.

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 

AloBacsi.vn (Theo mangthai.vn)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X