Hotline 24/7
08983-08983

13 thông tin có thể bạn không biết về bệnh đái tháo đường

Biến chứng đái tháo đường trên mắt, thận, tim, thần kinh là không thể tránh khỏi, dù bạn có kiểm soát đường huyết tốt đến đâu chăng nữa. Tuy vậy, có khá nhiều người lại không hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này.

Có hai loại bệnh đái tháo đường chính

Có hai loại bệnh đái đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Đái tháo đường type 1 do cơ thể không sản xuất đủ insulin (hormone giúp giữ đường huyết trong máu ở mức bình thường). Đái tháo đường type 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em. Đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở người lớn do sự đề kháng insulin. 

Có 2 loại đái tháo đường phổ biến

Đái tháo đường type 1 là bệnh tự miễn

Bệnh đái tháo đường type 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch làm tổn thương các tế bào tiết ra insulin trong tuyến tụy. Điều này thường xảy ra sớm trong cuộc sống, đây là lý do tại sao bệnh đái tháo đường type 1 thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu. Bệnh đái tháo đường type 1 chiếm 5 - 10% các trường hợp bị bệnh.

Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm 90% các trường hợp đái tháo đường trên toàn thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đái tháo đường type 2 là hình thức phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường (chiếm khoảng chiếm 90% các trường hợp). 

Đái tháo đường type 2 là loại bệnh đái tháo đường phổ biến nhất

Insulin là loại thuốc duy nhất được sử dụng cho bệnh đái tháo đường type 1 

Khi mắc bệnh đái tháo đường type 1, cơ thể không thể tạo ra insulin, do vậy, người bệnh cần phải bổ sung insulin liên tục. 

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng cho bệnh đái tháo đường type 2

Không giống như bệnh đái tháo đường type 1, trong bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể có khả năng chống lại tác dụng của insulin. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để giúp giảm lượng đường trong máu. Theo Hiệp hội Bệnh Đái tháo đường Mỹ (ADA), metformin là thuốc thường được bác sỹ kê toa đầu tiên.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra không chỉ do ăn quá nhiều đường

Ngoài chế độ ăn uống thì các yếu tố như mức độ hoạt động, các bệnh lý khác, sử dụng thuốc, căng thẳng, di truyền, giới tính, chủng tộc... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Insulin lần đầu tiên được sản xuất từ lợn

Nguồn insulin nhân tạo đầu tiên được sản xuất từ tuyến tụy của lợn. Sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra cách sản xuất các loại insulin tinh khiết bằng cách sử dụng vi khuẩn và nấm.

Nguồn insulin nhân tạo đầu tiên được sản xuất từ tuyến tụy của lợn

Insulin nhân tạo được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1922

Trước insulin, cách duy nhất giúp người bị đái tháo đường giảm lượng đường trong máu là hạn chế calo. Năm 1922, insulin nhân tạo được tạo ra lần đầu tiên bởi Frederick Banting - Đại học Toronto (Canada). Banting đã giành được giải Nobel cho nghiên cứu của mình. 

Một số loại thuốc hoặc chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Một số loại thuốc hoặc chất kích thích có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nếu sử dụng những loại thuốc đó thường xuyên, bạn có nguy cơ bị kháng insulin, từ đó gây ra bệnh đái tháo đường type 2. 

Một số loại thuốc kích thích có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Đường huyết thấp cũng là một vấn đề trong bệnh đái tháo đường

Mặc dù đái tháo đường và các biến chứng của nó là do lượng đường trong máu cao, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể gặp phải tình trạng đường huyết rất thấp. Điều này xảy ra khi họ nhịn ăn hoặc dùng thuốc quá liều. Các dấu hiệu thường gặp của lượng đường trong máu thấp là chóng mặt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh và mất ý thức.

Mang thai có thể khiến bạn bị đái tháo đường

Những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Hầu hết tình trạng đái tháo đường thai kỳ có thể kết thúc sau khi sinh. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ có thể là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể

Nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người bệnh có thể gặp các biến chứng tim mạch, thần kinh, thị lực, thận, loét chân tay.... 

50% người bị đái tháo đường không biết họ mắc bệnh

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, 50% bệnh nhân đái tháo đường không biết mình mắc bệnh. 

Theo Thanh Tú - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X