Hotline 24/7
08983-08983

11 bài thuốc dân gian trị viêm phế quản phổi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, diễn biến nhanh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ bị viêm phế quản, mẹ hãy áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để giúp con nhanh khỏi bệnh.

Gừng

Từ xa xưa, gừng tươi đã được dùng để chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm vô cùng hiệu quả. Do đó khi trẻ bị viêm phế quản, mẹ có thể dùng gừng già 1 lát và 1 nắm gạo tẻ cùng cho vào nồi rang hơi vàng, đổ 2 chén nước, nấu trong 10 phút và cho trẻ uống khi còn ấm.

gung
Ảnh minh họa

Nghệ

Cùng với gừng, nghệ cũng được xếp vào danh sách là thảo dược hữu hiệu trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ mà không cần tới thuốc kháng sinh. Theo các bác sỹ Đông y, nghệ sẽ giúp trẻ đối phó với cơn ho, giảm chất nhày và tiêu đờm.

Cách sử dụng nghệ trị viêm phế quản phổi cho trẻ khá đơn giản, bố mẹ chỉ cần đun sôi sữa cùng một vài muỗng cà phê bột nghệ và cho trẻ uống khi trẻ đã ăn no. Một ngày có thể cho trẻ dùng 2-3 lần.

Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có viêm phế quản phổi. Nguyên nhân là do trong tỏi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là selen, tốt cho sức khỏe, giúp kháng khuẩn,…

Mẹ dùng 600g tỏi băm nhuyễn rồi cho khoảng 900g mật ong vào, ninh thành cao. Sau đó, cho trẻ dùng 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh.

Dâu tằm

Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong Y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà ở trẻ. Mẹ có thể dùng dâu dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột cho trẻ uống 4 - 12g/ngày.

Tía tô

tia-to
Ảnh minh họa

Tía tô không chỉ là một loại rau ăn hàng ngày mà còn có công dụng trị ho, trị cảm sốt vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất luteolin trong tía tô cũng có tác dụng chống dị ứng.

Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm, điều trị viêm phế quản ở trẻ. Mẹ dùng lá tía tô sắc cho trẻ uống ngày khoảng 3 - 10g.

Ô mai ngâm đường

Ô mai có thể kết hợp thêm với mật ong hoặc gừng để tăng thêm tác dụng giảm ho, nhất là ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hoặc ho do viêm họng. Trong Đông y, ô mai là vị thuốc kết hợp với nhiều vị khác để chữa các chứng ho lâu năm, ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng.

Ô mai tươi rửa sạch, dội qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong lọ miệng rộng cứ một lớp ô mai, rải lên một lớp đường trắng, cho đến khi gần đầy lọ thì dừng, dùng băng keo dán kín, để nơi râm mát. Đến khi đường trắng trong lọ tan thành nước đường thì mẹ có thể lấy ra dùng.

Cho trẻ dùng trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, mỗi lần 3 quả ô mai. Dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời mẹ nên nhớ cho trẻ kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay.

Chanh

Mỗi tối mẹ chuẩn bị 1 quả chanh, sau đó cắt và vắt lấy nước, cho 1 thìa đường phèn, đem phơi sương khoảng 4-5 giờ sáng và cho trẻ uống hết. Sử dụng bài thuốc này trong 3-4 ngày đều đặn sẽ có tác dụng chữa viêm phế quản phổi cho trẻ.

Rau diếp cá

rau-diep-ca
Ảnh minh họa

Rau diếp cá có nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và được coi như một loại “thần dược” đối với bệnh nhân bị viêm phế quản, nhất là trẻ nhỏ.

Mẹ mua rau diếp cá về nhặt lấy lá ngâm muối sạch, ép lấy nước. Sau đó hòa với nước vo gạo đặc hấp cách thủy trong khoảng 30-40 phút. Để trẻ dễ uống, mẹ có thể cho thêm 1 chút đường phèn. Mẹ nên kiên trì sử dụng phương pháp này từ 2 - 3 ngày là sẽ có hiệu quả.

Sứa

Sứa biển không chỉ giúp chế biến nhiều món ăn ngon mà nó còn có tác dụng chữa một số bệnh như: thanh trừ giải độc cơ thể, thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp, ho suyễn nhiều đờm. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể dùng loại thực phẩm này để điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ.

Nếu trẻ bị viêm phế quản ho đờm nhiều, mẹ dùng sứa 50g, dùng nước rửa sạch phần muối, củ năng 200g, để vỏ và bổ đôi, cho vào nồi đất sắc với 3 ly nước, uống từ từ lúc nóng.

Nếu trẻ bị viêm phế quản mãn tính thì dùng cao sứa 30g, cao vỏ nghêu 5g, mật ong 3g trôn đều rồi vo viên, cho trẻ dùng trong 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần và dùng sau bữa ăn.

Cam thảo

Trong 1 số thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh là có tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khàn tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày mẹ cho bé uống 4 - 20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, hoặc có thể phối hợp với các vị khác.

Mạch môn

Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.

Theo TH - Sức khỏe Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X