Hotline 24/7
08983-08983

10 điều cần biết khi bị chấn thương cổ chân

Cho dù chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưng bạn chớ xem thường.

Trong các trường hợp này, đa số nạn nhân thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự điều trị như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu v.v... Ðiều này thường gây ra nhiều biến chứng.

2. Biến chứng khó chịu nhất của bó thuốc là gây viêm da, rất dễ phát sinh nhiễm trùng lan rộng ,có thể gây nhiễm trùng hoại thư sinh hơi rất nguy hiểm, làm thối cả chân.

3. Chấn thương vùng cổ chân đặc biệt dễ sưng hơn trên gối,dễ chảy máu nhiều hơn, dễ gây hiện tượng sưng phù.

4. Ðau ít và không kéo dài, thường là cảm giác thốn. Ngay cả khi bị gãy xương, đau chỉ xuất hiện trong tuần lễ đầu.

5. Sưng kéo dài thường khiến bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra lại tổn thương.

6. Giới hạn cử động cổ chân sẽ làm người bệnh có dáng đi khập khiễng, nhiều khả năng có tổn thương xương khớp ở cổ chân.

7. Ðau quanh mắt cá kèm theo sưng nhẹ có thể là dấu hiệu viêm khớp cổ chân sau chấn thương.

8. Nguyên tắc xử trí ban đầu: R - I - C - E

R (rest): Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.

I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân

C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.

E (elevation): Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn, khoảng 10-20cm là vừa.

9. Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp.

10. Nếu không gãy xương, đa số là tổn thương dây chằng cổ chân và bao khớp, còn gọi là bong gân. Cần cố định tư thế cổ chân trong một thời gian để các dây chằng lành tốt.

AloBacsi.vn
Theo Tre Today/ tinsuckhoe.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X