Hotline 24/7
08983-08983

'Yêu' dưới nước: Lợi bất cập hại

Nhiều cặp đôi cho rằng "yêu" trong nước vui thú và đem lại nhiều khoái cảm hơn cả trên giường, đặc biệt là trong nước ấm.

Chuyện “yêu” dưới nước không hề đơn giản

Mặc dù không có chuẩn mực nào cho "chuyện vợ chồng", nhưng "quan hệ" dưới nước không phải là cách sinh hoạt được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích.

Nước vốn có lực cản và lực nổi, khiến cậu nhỏ sẽ gặp cản trở từ nhiều phía. Việc lựa chọn tư thế yêu phù hợp dưới nước sao cho thuận lợi cũng là vấn đề không nhỏ. Ngoài ra, nếu không gian không đủ rộng thì hai người sẽ có cảm giác không thoải mái làm mất đi hứng thú.

Nước sẽ làm trôi đi dịch nhầy từ âm đạo của người phụ nữ, làm quan hệ khó khăn hơn. Hóa chất hoặc muối trong nước gây ra khô âm đạo tạm thời khiến cuộc yêu của các cặp đôi gặp khó khăn, chị em dễ bị đau đớn .

Yêu dưới nước cũng có thể dễ bị nhiễm bệnh

2. Nước phá hỏng công dụng của bao cao su

Bên cạnh đó, khi quan hệ tình dục dưới làn nước mát, bạn sẽ không còn chắc chắn về công dụng của các biện pháp tránh thai truyền thống, chẳng hạn như bao cao su. Nước trong mọi môi trường (dù là bể bơi hay thiên nhiên) cùng các hóa chất (như clo) có thể ảnh hưởng đến độ bền của bao cao su, khiến dụng cụ này dễ bị rách, tuột .

Nếu có thể hãy dùng bao cao su dành cho nữ. Đây là phương pháp tránh thai và ngừa bệnh lây lan qua đường tình dục đáng tin cậy. Do được thiết kế để đặt sâu trong âm đạo nên nó khó tuột khi nước tác động. Mặt khác, loại này được làm từ nhựa nhiệt dẻo polyurethane chứ không phải nhựa latex. Vì vậy, các chất bôi trơn gốc dầu hay hóa chất không thể làm thủng nó.

3. Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa

Nếu cho rằng quan hệ tình dục dưới nước sẽ làm âm đạo của chị em ẩm ướt, khiến việc quan hệ dễ dàng hơn thì đó là một sai lầm. Yêu dưới nước cũng có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, bởi nước rửa sạch chất bôi trơn tự nhiên của cơ thể, tạo ra ma sát nhiều hơn, làm tăng nguy cơ cọ sát và dễ làm tổn thương âm đạo.

Do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ rất phức tạp, vì vậy khi "yêu” trong nước có thể khiến bạn bị đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa rất lớn do vi khuẩn có trong nước xâm nhập vào âm đạo khi quan hệ tình dục. Theo nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara, nước hồ bơi đầy ắp các vi khuẩn kể cả khi nó đã được sục clo.

Không chỉ có vậy, nồng độ clo có trong nước có thể diệt vi khuẩn có ích và thay đổi độ pH tự nhiên trong âm đạo dẫn đến nhiễm trùng nấm men.

Nguy cơ lớn hơn cả khi quan hệ tình dục dưới nước là có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa…Do tác động của nước, môi trường âm đạo mất cân bằng do mất đi dịch nhầy tự nhiên nên vi khuẩn, virus, trùng roi, nấm,… có sẵn trong nước dễ xâm nhập và gây bệnh. Nước bồn tắm, hồ bơi không được khử clo đầy đủ sẽ làm tăng lượng vi khuẩn.

Mặt khác, clo có thể làm suy giảm vi khuẩn có ích cho cơ thể và thay đổi độ pH tự nhiên của cơ quan sinh dục (cả nam và nữ), dẫn đến việc sẽ nhiễm nấm. Nước biển hay nước sông hồ cũng gây ra vấn đề tương tự vì thường chứa các vi khuẩn lạ hay ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ rất phức tạp, khi "yêu” trong nước có thể khiến bạn bị đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa rất lớn

4. Hãy cân nhắc kỹ

Nếu cặp đôi nào muốn làm chuyện ấy dưới nước thì hãy cân nhắc kỹ. Tốt nhất là hãy tắm thoải mái ở bể bơi, trong làn nước biển mát, thư giãn trong bồn tắm với vòi hoa sen và xà bông thơm, hoặc thả mình vào bãi biển đầy nắng gió, sau đó hãy đi đến một nơi thật thoải mái và an toàn sẽ thích hợp cho “chuyện ấy” hơn là mang nhiều trục trặc khi yêu dưới nước.

Theo Hạnh Nhân - Thế giới Tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X