Hotline 24/7
08983-08983

"Dỗ" con bằng điện thoại, bố mẹ coi chừng con bị trầm cảm

Hiện nay không ít ông bố bà mẹ 'dỗ' con bằng cách đưa điện thoại cho con xem, song nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy họ đang hại con mình.

Xem điện thoại nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần trẻ - Ảnh: GETTY IMAGES

Thời lượng xem điện thoại và máy tính bảng có liên quan đến sức khỏe tâm thần ở nhiều lứa tuổi, song nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy những nguy hại này có thể bắt đầu ngay khi trẻ mới 2 tuổi.

Theo đó, trẻ 2 tuổi xem điện thoại và máy tính bảng mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng lo âu và trầm cảm.

Nghiên cứu do giáo sư Jean Twenge thuộc Đại học San Diego và giáo sư Keith Campbell thuộc Đại học Georgia thực hiện. Họ đã sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát sức khỏe của hơn 40.000 người trong độ tuổi từ 2-17 ở Mỹ vào năm 2016. Các thông tin khảo sát do phụ huynh cung cấp.

Họ phát hiện ra rằng những thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-17 là đối tượng có nhiều nguy cơ nhất, song trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng đáng kể do não bộ của chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Nghiên cứu cho thấy trẻ từ 3-5 tuổi có nguy cơ lâm vào trạng thái cáu gắt cao gấp hai lần nếu thường xuyên sử dụng điện thoại và máy tính bảng.

Khoảng 9% trẻ từ 11-13 tuổi xem điện thoại ít nhất một giờ mỗi ngày có thể xuất hiện tình trạng giảm kích thích, tính tò mò trong việc tiếp thu những điều mới. Con số này tăng lên 22,6% đối với những trẻ xem từ 7 giờ trở lên mỗi ngày.

Theo số liệu của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, những người trẻ tuổi ở nước này thường dành trung bình từ 5-7 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại và máy tính bảng.

Giáo sư Twenge cho rằng để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ các thiết bị công nghệ đến sức khỏe tâm thần của trẻ, trách nhiệm giáo dục của phụ huynh và giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Preventive Medicine Reports.

Theo các chuyên gia, chỉ với một giờ xem tivi, smartphone hay máy tính bảng có thể làm giảm đáng kể tính tò mò, khả năng tự kiểm soát và ổn định cảm xúc ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng lo âu và trầm cảm ở trẻ.


Theo Minh Hải - Tuổi trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X