Hotline 24/7
08983-08983

Ðau bụng - Dấu hiệu của những bệnh gì?

Bất kỳ cơ quan nào trong ổ bụng lâm bệnh đều biểu hiện triệu chứng đau bụng. Tuy vậy, tính chất đau bụng của mỗi cơ quan đôi khi không hoàn toàn giống nhau mà có đặc thù riêng.



Đau bụng
là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống thường ngày, bất kỳ cơ quan nào trong ổ bụng lâm bệnh đều biểu hiện triệu chứng đau bụng. Tuy vậy, tính chất đau bụng của mỗi cơ quan bị bệnh đôi khi không hoàn toàn giống nhau mà có đặc thù riêng.

Có rất nhiều bệnh gây đau bụng

Ổ bụng bao gồm từ mũi ức xuống tận đáy chậu, gồm có 4 vùng chính là thượng vị (trên rốn), hạ vị (dưới rốn), hố chậu phải và hố chậu trái. Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng,... Bao phủ các tạng trong ổ bụng là màng bụng (phúc mạc).

Vị trí đau gợi ý bệnh của tạng phủ

Đau thượng vị (dưới mũi ức, trên rốn) thường là bệnh của dạ dày (viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày - tá tràng), tụy tạng (viêm, u). Đau âm ỉ, liên tục cả khi đói lẫn khi no hoặc đau nhiều lúc đói có thể do loét dạ dày-tá tràng, đau khi ăn no do viêm dạ dày hoặc đau như dao đâm có thể thủng dạ dày.

Nếu đau thượng vị lệch sang phải là bệnh của gan (áp-xe, viêm), đường dẫn mật và túi mật (viêm, sỏi, u). Cơn đau bụng do hệ thống gan mật thường xảy ra sau bữa ăn, thường hay gặp nhất là đau do sỏi mật. Với bệnh sỏi mật, ngoài đau còn sốt và vàng da (ba triệu chứng xuất hiện tuần tự: đau, sốt, vàng da) có thể nôn, buồn nôn. -Nếu vị trí đau dịch xuống là bệnh của đường tiết niệu (sỏi ,u, lao...).

Đau bụng quằn quại (còn gọi là đau quặn thận) sau khi vận động hay sau khi đi xe bị xóc nhiều có thể là cơn đau của sỏi thận, niệu quản. Cơn đau do sỏi thận, niệu quản, bàng quang cũng dữ dội, lan tỏa, có thể kèm theo đái buốt, đái dắt, đái máu hoặc đái đục (mủ). Đau thượng vị lệch sang trái có thể là bệnh của lách (lách sưng). Đau bụng dữ dội toàn bụng có thể viêm phúc mạc do thấm mật hoặc dịch tuỵ chảy vào ổ bụng hoặc do thủng dạ dày đưa dịch vị, thức ăn vào làm viêm phúc mạc gây viêm cấp và sốc nhiễm trùng, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Vùng hạ vị cũng rất hay bị đau do nhiều cơ quan định vị trong đó (đại tràng, bàng quang, phần phụ ở nữ giới). Đối với nữ giới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải, rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính, vì vậy, không thể chủ quan.

Để chẩn đoán xác định nguyên nhân đau bụng có thể dựa vào các kết quả của cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, nội soi, Xquang, CT...). Nhiều kết quả của cận lâm sàng đóng vai trò tích cực trong việc chẩn đoán bệnh đau bụng.

Nên làm gì khi bị đau bụng?

Khi bị đau bụng cần đi khám bệnh ngay, đi càng sớm càng tốt, đau bụng nhiều, dữ dội, liên tục, có tiền sử bệnh dạ dày hoặc bệnh gan, mật. Riêng đau hố chậu phải cần hết sức thận trọng, đôi khi chỉ đau âm ỉ nhưng lại là viêm ruột thừa cấp, để muộn sẽ bị vỡ gây viêm phúc mạc, hậu quả rất xấu. Đối với nữ giới khi đau hố chậu ngoài việc cảnh giác với bệnh ruột thừa cũng cần cảnh giác với bệnh u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con.

Không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì làm như vậy bệnh không những không khỏi, đôi khi còn nặng hơn thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh.

Theo BS.Đặng Bảo Linh - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X